Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhìn kinh tế Lâm Đồng từ góc độ thu hút đầu tư

 Kết thúc năm 2009 dù đối mặt với không ít thách thức nhưng phần lớn các chỉ tiêu kinh tế tỉnh Lâm Đồng đều đạt và vượt kế hoạch đề ra: GDP đạt 12,9% (KH 12,5%); bình quân thu nhập đầu người 16,7 triệu đồng.

Các điều kiện về môi trường đầu tư tại Lâm Đồng thời gian qua tiếp tục được cải thiện; các chính sách đầu tư ngày càng bình đẳng, thông thoáng đã thực là động lực hấp dẫn đối với các nhà đầu tư đến Lâm Đồng hợp tác làm ăn. Chỉ tính riêng trong 05 trở lại đây, Lâm Đồng đã ưu tiên đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng, tân trang lại cơ sở hạ tầng như nâng cấp sân bay Liên Khương, sửa chữa, xây mới các tuyến đường bộ nối các khu du lịch Đan kia- suối Vàng - Lang Bian..., xây mới các trục đường nối các vùng có tiềm năng phát triển của tỉnh với nhau và của tỉnh các địa phương lân cận như đường cao tốc Liên Khương- Đà Lạt, Đà Lạt- Nha Trang... Bên cạnh việc chú trọng phát triển hạ tầng công nghệ thông tin để phát triển dịch vụ và tăng cường trang bị cơ sở vật chất, áp dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước; các chính sách cải thiện kết cấu hạ tầng, chính sách phát triển kinh tế vĩ mô, chính sách khai thác, bảo vệ và duy trì tài nguyên thiên nhiên; chính sách thu hút lao động, phát triển nguồn nhân lực; chính sách phát triển khoa học công nghệ và quy hoạch phát triển hệ thống đô thị… cũng đặc biệt được ưu tiên chú trọng. Để các nhà đầu tư nhanh chóng được bắt tay triển khai dự án của mình, chính quyền tỉnh còn chỉ đạo các ngành chức năng liên quan đẩy mạnh việc cải cách hành chính, định kỳ tổ chức đối thoại với từng nhóm doanh nghiệp; thực hiện phân cấp mạnh mẽ theo khả năng của từng huyện, thị, thành. Cụ thể là phân cấp cho Sở Kế hoạch & Đầu tư và UBND các huyện, thị, thành trong tỉnh tự quyết định đầu tư với các dự án nhóm C; phê duyệt kết quả đấu thầu đối với các dự án do UBND tỉnh quyết định đầu tư; phân cấp cho UBND các huyện, thị, thành trong tỉnh chủ động phương án bồi thường giải phóng mặt bằng đến 50 tỷ đồng. Với các dự án đầu tư ngoài ngân sách, tỉnh giao cho các huyện Đức Trọng, Bảo Lâm, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt thỏa thuận địa điểm đầu tư các dự án có tổng vốn không quá 50 tỷ đồng, các huyện còn lại thoả thuận những dự án có tổng vốn đầu tư không quá 30 tỷ đồng, đồng thời phân cấp cho UBND cấp huyện thực hiện đăng ký đầu tư.

 Một góc thành phố Đà Lạt
 Một góc thành phố Đà Lạt  (Ảnh: Minh Đức //  Đặng Thái Thân, Đà Lạt. DĐ: 0633971808)


      Song song với việc chỉ đạo triển khai đồng bộ các chính sách kêu gọi, dọn đường cho các nhà đầu tư vào địa phương làm ăn, trong vài năm gần đây, chính quyền tỉnh Lâm Đồng còn tập trung các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các chương trình mục tiêu, trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng, nguồn thu ngân sách địa phương để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; đặc biệt là tập trung vốn đầu tư cho các dự án, công trình có hiệu quả. Trong năm 2009, ngoài việc triển khai kịp thời, hiệu quả gói hỗ trợ kích cầu của Chính phủ trên địa bàn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ngân hàng với mức hỗ trợ lãi suất 4% của Trung ương, tỉnh còn thực hiện hỗ trợ thêm 1% để các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng đầu tư sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực chế biến hàng nông sản từ nguồn nguyên liệu của địa phương như chế biến trà, cà phê, điều, gỗ tinh chế, sản xuất vật liệu xây dựng và trong tiêu thụ nông sản. Bên cạnh đó, năm qua tỉnh còn tiến hành cuộc vận động giảm giá 15-20% trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch để thu hút khách đến với địa phương...

    Với những cố gắng như vậy, tính chung trong 05 năm qua (từ 2003 - 2009), tỉnh đã thoả thuận cho trên 515 dự án được đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư với số vốn đăng ký trên 63 nghìn tỷ đồng. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có gần 200 dự án đã và đang triển khai với số vốn đầu tư khoảng 10.700 tỷ đồng, chiếm trên 52% so với tổng dự án đã được cấp chứng nhận đầu tư. Năm 2009, Lâm Đồng được xem là một năm viên mãn về thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) với 06 dự án cấp mới cùng số vốn đăng ký gần 28 triệu Mĩ kim trên nhiều lĩnh vực đầu tư như: khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ du lịch. Đầu tư nước ngoài tại Lâm Đồng cũng ngày càng có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Tỉnh. Trong 05 năm qua, doanh thu xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở Lâm Đồng chiếm tỷ trọng trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu địa phương và tạo việc làm thường xuyên cho 7.500 lao động và hàng ngàn lao động thời vụ, đã góp phần phát triển các dịch vụ có liên quan. Nhờ vậy, tốc độ tăng GDP của tỉnh trong 04 năm 2006 - 2009 đạt tới 15%/năm, gấp 1,5 lần giai đoạn 2001 - 2005 (10,7%/năm). Nếu như thu nhập bình quân đầu người năm 2005 chỉ đạt 6,1 triệu đồng, thì đến năm 2008 đã tăng lên 12,5 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước năm 2005 đạt 1.203 tỷ đồng thì đến năm 2009 là 2685 tỷ đồng.

 Trung tâm thương mại - Đà Lạt
 Trung tâm thương mại  Đà Lạt - Lang Biang Plaza  (Ảnh: Minh Đức //  Đặng Thái Thân, Đà Lạt. DĐ: 0633971808)


       Những thành công trong phát triển kinh tế đã thực sự giúp tỉnh Lâm Đồng có thêm điều kiện để triển khai thực hiện các đề án giảm nghèo, lồng ghép việc thực hiện đề án hỗ trợ hộ nghèo với các chương trình đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, ổn định đời sống đối với người có thu nhập thấp; tổ chức triển khai các chính sách về đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ lao động mất việc làm, nhất là số mất việc làm ở các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế; tập trung công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động...

      Kết thúc năm 2009 mặc dù đối mặt với không ít thách thức nhưng phần lớn các chỉ tiêu kinh tế tỉnh Lâm Đồng đều đạt và vượt kế hoạch đề ra: GDP đạt 12,9% (KH 12,5%); bình quân thu nhập đầu người 16,7 triệu đồng. Có thể nói, mặc dù chặng đường phía trước của sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội ở Lâm Đồng chắc chắn còn rất nhiều chông gai, trắc trở. Tuy nhiên với việc biết cải thiện môi trường để thu hút đầu tư theo hướng ngày càng thân thiện hơn với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hy vọng rằng kinh tế Lâm Đồng sẽ tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới đây./.

 

(Bài, ảnh: Minh Đức // Đặng Thái Thân, Đà Lạt. DĐ: 0633971808)

  • Tiền Giang, "cầu nối" ĐBSCL với vùng TPHCM
  • Quận Hoàng Mai: Đầu tư xây mới 10 chợ dân sinh
  • Phú Thọ cần tập trung phát triển dịch vụ du lịch
  • Nhiều cơ hội tạo diện mạo mới cho Đồng bằng sông Cửu Long
  • Phát huy tiềm năng thế mạnh đưa Hà Giang sớm thoát nghèo
  • Xây dựng Luật Thủ đô: Tạo động lực cho Hà Nội công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • Khánh thành Cảng container Trung tâm Sài Gòn
  • Phú Yên chủ động phát triển dịch vụ du lịch là đúng hướng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi