Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển kinh tế trang trại ở Hà Nội: Còn nhiều rào cản

Trang trại nuôi trồng thủy sản của một hộ gia đình tại xã Đông Mỹ (huyện Thanh Trì). Ảnh: Phương Nguyên

Ngày 4-12, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức Hội thảo phát triển kinh tế trang trại (KTTT). Tại hội thảo, hơn 70 ý kiến của lãnh đạo UBND 22 quận, huyện, thị xã có sản xuất nông nghiệp và chủ trang trại, HTX tiêu biểu tập trung vào 7 vấn đề quy hoạch, vốn vay, thời hạn thuê đất, giấy chứng nhận sử dụng đất, trình độ quản lý, kiến thức KHKT, thuế đất đang tồn tại cần phải tháo gỡ.

Trình độ quản lý thấp

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Trần Xuân Việt khẳng định, trong những năm gần đây, KTTT phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng cũng như quy mô trang trại (TT), góp phần không nhỏ thực hiện chiến lược chuyển dịch kinh tế ở các địa phương. Tuy nhiên, quy hoạch tổng thể để phát triển KTTT chưa có, định hướng lại chưa cụ thể, quy mô TT nhỏ, bình quân 1 TT chỉ sử dụng 2,58ha đất, nên hạn chế trong việc phát triển theo hướng bền vững. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 960.000 hộ sản xuất nông nghiệp, trong đó có 3.207 (hộ, nhóm hộ) phát triển theo mô hình TT với 1.172 TT sản xuất, kinh doanh tổng hợp, 204 TT trồng trọt, 1.223 TT chăn nuôi, 603 TT thủy sản, 5 TT lâm nghiệp với tổng diện tích đất sử dụng 8.259ha, tổng số vốn hoạt động của các TT 1.370 tỷ đồng. Thực tế, chỉ có 63% chủ TT là hộ nông dân, số còn lại là bộ đội phục viên, cán bộ đã nghỉ hưu. Số chủ TT được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp, hầu hết đều chưa qua đào tạo nghiệp vụ quản lý. Thêm vào đó các TT chủ yếu sử dụng lao động của gia đình và lao động thuê tại chỗ. Hầu hết các chủ TT chưa quan tâm đầu tư trang thiết bị công nghệ mới, con giống chất lượng, bảo đảm an toàn dịch bệnh; việc liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế chủ yếu theo phương thức tự sản, tự tiêu hoặc cung cấp cho tư thương kinh doanh. Số TT liên kết đầu tư sản xuất, cung ứng sản phẩm cho các cơ sở chế biến để tăng giá trị sản phẩm hàng hóa rất hạn chế.

Cơ chế chính sách bất cập

Mặc dù đã có quy định thời hạn sử dụng đất phát triển kinh tế TT, được các cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, nhưng đến nay toàn thành phố mới chỉ có 1,4% TT được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (30/3.207 TT được cấp giấy chứng nhận TT). Vì vậy, nhiều chủ TT vẫn chưa yên tâm đầu tư sản xuất. Anh Nguyễn Văn Thanh, Chủ nhiệm HTX chăn nuôi Vạn Thái (Ứng Hòa) nói: Tôi làm KTTT từ năm 2001 nhưng thời hạn Nhà nước cho thuê đất ngắn mà việc đầu tư cho KTTT phải tập trung nguồn vốn lớn, sau thời gian dài mới có hiệu quả nên không yên tâm mở rộng sản xuất. Còn anh Trần Văn Chiến, Chủ nhiệm HTX chăn nuôi xã Cổ Đông (Sơn Tây) cho biết, phần lớn đất phát triển KTTT ở Cổ Đông chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nên rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay đầu tư sản xuất. Anh Đặng Đình Tiên, chủ TT chăn nuôi ở Đại Yên (Chương Mỹ) băn khoăn: TT của anh sử dụng 30 lao động rất cần phải có sự bình đẳng trong thuê đất, vay vốn, sử dụng đất xây nhà cho người lao động, thời gian thuê đất cũng phải được kéo dài như đất sản xuất công nghiệp, ít ra cũng phải 30 năm.

Những vướng mắc trên đã khiến kinh tế TT Thủ đô khó khăn trong việc phát triển theo hướng bền vững. Tại hội thảo, Sở NN&PTNT Hà Nội cam kết trong thời gian tới sẽ lập quy hoạch phát triển KTTT gắn với phát triển kinh tế của từng địa phương; thành lập trung tâm xúc tiến thương mại và dành nguồn ngân sách từ 5-7 tỷ đồng để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; xây dựng chương trình đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho chủ TT, đồng thời đẩy mạnh liên kết các TT để có quy trình sản xuất cung ứng nguồn nguyên liệu ngay tại cơ sở, giảm giá thành đầu vào.

(Theo Hoài Thanh // Hanoimoi Online)

  • Chế biến thủy sản xuất khẩu ở ĐBSCL: Quanh con tôm lại 'nóng'
  • Dự án đầu tư xây dựng cơ bản ngành nông nghiệp Hà Nội năm 2009: Khó kịp về đích
  • Ninh Bình: Nguồn vốn kích cầu đã phát huy hiệu quả
  • Thăm dò, khai thác đá vôi tại tỉnh Hải Dương
  • Nghề nuôi lợn rừng: Làm chơi, ăn thật
  • Thị trường Hải dương tuần từ 11 đến ngày 18/12/2009
  • Kinh tế thủ đô đã vượt qua thời kỳ khó khăn
  • Hà Nội: Đưa 6 tuyến xe buýt nhanh vào hoạt động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi