Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sẽ có tuyến đường sắt cao tốc dưới lòng sông Hậu

Không lâu nữa, dưới lòng con sông Hậu rộng lớn này sẽ có một tuyến đường sắt cao tốc chạy xuyên qua

 

Không lâu nữa, dưới lòng con sông Hậu rộng lớn này sẽ có một tuyến đường sắt cao tốc chạy xuyên qua

Ngày 18/9, lãnh Đạo Bộ GTVT đã họp với các cơ quan liên quan để bàn về tiến độ khảo sát, xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Sài Gòn- Cần Thơ. Đây là tuyến đường sắt đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý và giao cho Bộ GTVT nghiên cứu xây dựng.

Tuyến đường sắt này có chiều dài khoảng 160 - 170km, bắt đầu từ ga Thủ Thiêm hoặc Hòa Hưng (Tp Hồ Chí Minh). Từ một trong hai vị trí này, tuyến đường sắt cao tốc sẽ chạy dọc sông Sài Gòn về hướng quận 7 sau đó tiếp tục đi dọc tuyến kênh Đôi, Kênh Tẻ ra đến nút giao thông cầu Bà Tăng, ra đường Nguyễn Văn Linh rồi chạy song song với đường bộ cao tốc tới ngã ba thị xã Tân An (Long An).

Từ Tân An, đơn vị thiết kế chỉ ra một số phương án:
  • Phương án một, đi theo tuyến đường bộ cao tốc sẽ đi qua địa phận tỉnh Vĩnh Long về đến quận Cái Răng (Cần Thơ) đến TP Mỹ Tho.
     
  • Phương án 2, từ thị xã Tân An, tuyến đường sắt cao tốc đi qua Cồn Sơn, vượt sông Hậu ở điểm gần sân bay Cần Thơ, về thẳng quận Bình Thuỷ (TP Cần Thơ).
     
  • Phương án 3, từ thị xã Tân An sẽ vượt sông Tiền ở đoạn qua thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp) về đến quận Ô Môn (Cần Thơ)..
Theo thiết kế, tuyến đường sắt này sẽ vượt qua sông Tiền, sông Hậu, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. Nếu chỉ đi ngầm khoảng 3 km qua địa phận TP Hồ Chí Minh thì kinh phí sẽ tốn kém hơn. Do vậy, tuyến đường sắt này bắt buộc sẽ phải đi ngầm qua sông Hậu để đảm bảo giao thông đường thủy cũng như đảm bảo an toàn cho sân bay Trà Nóc.
 
Đây cũng là một trong những dự án mà Chính phủ VN đặt vấn đề với phía Hàn Quốc giúp lập báo cáo nghiên cứu khả thi và đầu tư vốn theo hình thức BOT với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD. Khi hoàn thành, tốc độ chạy tàu sẽ đạt350km/giờ, và thời gian đi từ TP HCM - Cần thơ rút ngắn lại chỉ còn 30 - 45 phút.

(Theo TT // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Sơn La cần phát huy công nghiệp thủy điện
  • Quảng Ngãi: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 182 triệu USD
  • Lai Châu phấn đấu vượt khó hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009
  • Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Sơn Tịnh, Tỉnh Quảng Ngãi
  • TP.HCM: “Điểm tựa thị trường trong nước”
  • Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái
  • Chương trình khuyến công tỉnh Long An đến năm 2012
  • Nước sạch - niềm mong mỏi của người dân làng nghề truyền thống An Hòa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi