Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sơn La: Nạn "cát tặc" hoành hành đầu nguồn sông Mã

(Ảnh minh họa/Internet)

Lợi dụng cơ hội thượng nguồn sông Mã đang cạn nước, thời điểm này, dọc theo đường 105 (quốc lộ 4G) thuộc địa bàn 10 xã ven sông của huyện Sông Mã, đâu đâu cũng nghe tiếng máy nổ bình bình inh tai của các tàu, thuyền hút cát.

Địa bàn hoạt động của các thuyền hút cát từ Chiềng Khương, Chiềng Cang, Mường Hung, Chiềng Khoong đến thị trấn Sông Mã, rồi ngược lên Nà Nghịu, Chiềng Sơ, Mường Lầm, Chiềng En, Bó Sinh.

Các chủ tàu cho biết, bình quân mỗi tàu hút cát dưới lòng sông lên từ 10-12m3 cát/ngày. Như vậy, chỉ tính riêng 53 chủ tàu, thuyền hút cát trên sông Mã đã là 500 - 700m3/ngày. Điều đáng nói là hầu hết số chủ tàu và lao động khai thác cát tại thượng nguồn sông Mã chưa đăng ký kinh doanh với nhà nước, nên cũng chẳng phải nộp thuế khai thác khoáng sản cho địa phương.

Một lái xe chở cát cho biết, nếu bán cát vàng, cát xây tại huyện thì chỉ được giá 160.000-170.000đồng/m3, nhưng chở ra đến thành phố Sơn La được giá 230.000-250.000 đồng/m3.

Bởi vậy, trên quốc lộ 4G (Sơn La - huyện biên giới Sông Mã) chiều dài hơn 100 cây số, xe tải cỡ lớn, cỡ nhỏ đua nhau hoạt động chở ngô, đỗ tương, cát sỏi chạy rầm rập ngày đêm. Nên người dân ở đây ví quốc lộ 4G là "đường cát sỏi'' thì cũng chẳng ngoa, bởi đường mới được mở rộng, nâng cấp, nhưng nhiều đoạn đã nhanh chóng xuống cấp do lưu lượng xe “ba chân”, “4 chân” chở quá tải quy định cày nát, nhất là xe chở cát sỏi từ thượng nguồn sông Mã đổ ra quốc lộ 6, đem theo cả cát bụi rơi vãi ra dọc đường.

Khi nhu cầu sử dụng cát sỏi để làm vật liệu xây dựng, khai thác cát sỏi đem lại lợi nhuận cao thì các tàu thuyền của các 53 chủ tàu ở huyện Sông Mã và hàng chục điểm khai thác thủ công đã bất chấp việc chưa có giấy phép để khai thác cát sỏi đã cố tình vi phạm Luật Khai thác khoáng sản và Luật Bảo vệ môi trường.

Họ còn là tác nhân làm rỗng lòng sông Mã, gây nên tình trạng sạt lở dọc 2 bên bờ sông, đồng thời gây ô nhiễm môi trường cho nước sông và cho cả một khu vực rộng lớn.

Ông Hoàng Văn Hoa ở bản Hoang (Sông Mã), phản ánh, do khai thác cát nên bờ sông nơi này bị sạt lở nghiêm trọng, bờ lở cứ tiến dần đến ruộng, vườn cây ăn quả, đến rãnh nhà của chúng tôi. Họ nổ máy hút cát từ sớm tinh mơ đến 1-2 giờ chiều mới nghỉ, trẻ không học được bài, già không được nghỉ ngơi do tiếng ồn từ bờ sông vọng lại, gió thốc, lốc xoáy “ném cát” vào nhà chúng tôi.

Ông Hà Văn Binh, ở thị trấn huyện Sông Mã, phàn nàn, trước đây là nạn khai thác vàng để người ta mưu sinh, nhưng hậu quả là góp phần làm rỗng lòng sông, gây sạt lở bờ, cản trở giao thông thuyền bè đi lại nhưng Ủy ban Nhân dân huyện Sông Mã đã dẹp bỏ được. Nay lại nạn khai thác cát sỏi.

"Trước đây sông Mã nổi tiếng về rêu, phụ nữ xuống sông hái rêu mà nhìn thấy cả bắp chân trắng nõn vì nước trong vắt, sông không đục như bây giờ. Bà con dân tộc coi sản phẩm rêu là món ăn đặc sản trời phú.Gia đình tôi có nghề gia truyền làm rêu khô để bán (120.000 đồng/kg rêu sấy khô), có cả khách quen từ Sơn La, Hà Nội lên đây mua. Nhưng giờ không còn rêu để mà bán nữa", ông Bình chia sẻ.

Ông Cầm Văn Dọn, 74 tuổi, xã Mường Lầm thì than thở, hối tiếc, mọi năm về mùa nước cạn như thế này, trên đầu nguồn sông Mã có nhiều cá lắm, sông nhiều rêu nên cá lên ngược để sinh sản. Bà con làm “chặng”, làm “li” (dùng cây để đan cắm ngăn dòng nước chỗ chảy siết rồi đan rỏ hứng cá) bắt được nhiều cá, ăn không hết thì làm cá sấy. Nay đi quăng chài, đánh lưới cả buổi cũng chỉ được vài cá con, vì lòng sông chỗ nào cũng bị người ta lấy máy bơm hút cát, làm nước đục, cá không ở nổi. Các chủ tàu hút cát còn dùng cả xung điện để đánh bắt cá. Chỉ còn một số hang cá “chạy” theo nguồn nước vào lòng núi là họ chưa dùng mìn để đánh thôi.

Việc khai thác cát sỏi bừa bãi, gây ô nhiêm môi trường, phá hủy nguồn sống của nhiều loài động, thực vật trên thượng nguồn sông Mã của tỉnh Sơn La đang là báo động đỏ. Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La và huyện Sông Mã cùng các ngành chức năng trong tỉnh cần có biện pháp ngăn chặn ngay nạn "cát tặc" trên đầu nguồn sông Mã, nhằm đem lại sự bình yên của người dân dọc sông và bảo vệ dòng sông Mã, bảo vệ môi trường khu vực này./.

(TTXVN/Vietnam+)

  • Tây Ninh đóng cửa nhà máy gây ô nhiễm môi trường
  • Hơn 200 hộ dân Hà Nam sống cùng khí thải độc hại
  • Hà Nội, TP.HCM sẽ có tốc độ phát triển cao nhất thế giới
  • ĐBSCL chung sức ứng phó với biến đổi khí hậu
  • TP.HCM tăng trưởng 8% năm 2009
  • Thủ đô Hà Nội có 42 cơ sở sản xuất rau an toàn
  • Dự án mở rộng, hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc và Quốc lộ 32:Hỗ trợ tối đa để bảo đảm tiến độ
  • Cơ hội và thách thức
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi