Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội, TP.HCM sẽ có tốc độ phát triển cao nhất thế giới

Khu đô thị mới Mỹ Đình 1 và 2, huyện Từ Liêm, Hà Nội. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN).

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được dự đoán sẽ là 2 thành phố nằm trong tốp các thành phố có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình cao nhất thế giới từ năm 2008 đến năm 2025.

Đây là kết quả nghiên cứu của một bài báo đăng trong tạp chí Tầm nhìn Kinh Tế của Anh quốc do công ty PricewaterhouseCoopers LLP (PwC) thực hiện, dựa vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây.

Với nhan đề “Những thành phố kinh tế nào sẽ lớn nhất trên thế giới và sẽ thay đổi như thế nào trước năm 2025”, bài báo cung cấp các ước tính tăng trưởng GDP của các thành phố kinh tế lớn của thế giới từ năm 2008 đến năm 2025. Bài báo cũng xếp hạng sự tăng trưởng GDP bằng cách xét đến ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế hiện nay và ảnh hưởng của kịch bản phi toàn cầu hóa trong tương lai.

Tin Kinh Tế | Tin sức khỏe | Tin khoa học | Doanh nhân Việt Nam và thế giới | Danh bạ doanh nghiệp | Danh bạ doanh nghiệp hà nội | Tin thế giới | Thông tin thời sự Việt Nam | Thông tin thương mại


Cuộc nghiên cứu này bao gồm 151 thành phố đô thị trên thế giới, trong đó có Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng ước tính GDP của PwC cho thấy trong năm 2008, GDP của 100 thành phố lớn nhất chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, trong khi 30 thành phố nằm trong tốp các thành phố kinh tế có tăng trưởng GDP trung bình cao nhất này đã chiếm khoảng 18% GDP của thế giới.

Cũng trong năm 2008, các thành phố như Tokyo, New York, Los Angeles, Chicago và London là các thành phố đứng đầu trong danh sách xếp hạng này.

Theo dự đoán của PwC, những thành phố leo hạng nhanh nhất trong tốp 30 thành phố kinh tế phát triển nhất bao gồm Thượng Hải (nhanh chóng chiếm vị trí thứ 10 từ vị trí thứ 25 trong năm 2008 lên vị trí thứ 9 trong 2025), Mumbai (từ vị trí thứ 29 trong năm 2008 vươn lên vị trí thứ 11 trong năm 2025).

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí mính là 2 trong những thành phố leo hạng đáng chú ý nhất trong danh sách năm 2025. Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến sẽ nhảy lên vị trí thứ 64 từ vị trí thứ 95, Hà Nội cũng vươn lên từ vị trí thứ 116 trong năm 2008 lên vị trí 82 trong năm 2025.

Xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2025, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu và thứ 2 trong danh sách 30 thành phố kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất với mức tăng trưởng GDP trung bình là 7% trong giai đoạn này.

Thành phố Trường Xuân và Quảng Châu của Trung Quốc đứng tiếp theo ở vị trí thứ 3 và thứ 4. Không có thành phố kinh tế nào của các nước phát triển có mặt trong danh sách này ngoài 2 thành phố của Việt Nam, 12 thành phố của Ấn độ và 9 thành phố của Trung Quốc. Điều này rõ ràng cho thấy có một sự dịch chuyển trong cán cân kinh tế toàn cầu nghiêng về các nền kinh tế đang nổi.

Tổng Giám đốc PricewaterhouseCoopers Việt Nam, ông Ian S. Lydall, cho rằng hiện nay, các thành phố lớn của các nền kinh tế phát triển tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng GDP toàn cầu. "Chỉ có 7 thành phố của các nền kinh tế đang nổi hiện đang nằm trong tốp 30 thành phố kinh tế có GDP cao nhất này nhưng những dự đoán mang tính chất minh họa của chúng tôi cho thấy các thành phố này sẽ lên hạng GDP trước năm 2025 và sẽ năm trong tốp 30 thành phố này."

Ông Lydall nhấn mạnh "chúng tôi dự đoán các thành phố lớn nhất của thị trường đang nổi trong đó có Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh hơn (khoảng 6%-7% /năm) hơn các thành phố của các nước có nền kinh tế phát triển (khoảng 2%), dẫn đến sự tăng trưởng lũy kế lên đến gần 200% cho giai đoạn năm 2008-2025. Điều này hoàn toàn trái ngược với các thành phố có nền kinh tế phát triển vi sự tăng trưởng lũy kế của các thành phố có nền kinh tế phát triển sẽ chỉ khoảng 35%"./.

Tốp 30 thành phố đô thị lớn nhất theo dự đoán tăng trưởng GDP trong các năm 2008-2025 (theo định nghĩa và dự đoán của Liên hợp quốc)
 
Hạng tăng trưởngThành phốQuốc giaTăng trưởng GDP trung bình
giai đoạn 2008-2025 (% /năm)
1Hà NộiViệt Nam7,0
2TP.Hồ Chí MinhViệt Nam7,0
3Trường XuânTrung Quốc6,9
4Quảng ChâuTrung Quốc6,8
5Addis AbabaEtiopia6,8
6Tây AnTrung Quốc6,7
7SuratẤn Độ6,7
8Bắc KinhTrung Quốc6,7
9JaipurẤn Độ6,7
10LucknowẤn Độ6,6
11Thành ĐôTrung Quốc6,6
12Thẩm DươngTrung Quốc6,6
13KanpurẤn Độ6,6
14Thượng HảiTrung Quốc6,6
15Thiên TânTrung Quốc6,6
16PuneẤn Độ6,6
17Trùng KhánhTrung Quốc6,6
18AhmedabadẤn Độ6,5
19KabulAfghanistan6,5
20BangaloreẤn Độ6,5
21HyderabadẤn Độ6,5
22Dar es SalaamTanzania6,5
23Chennai (Madras)Ấn Độ6,5
24DelhiẤn Độ6,4
25LagosNigeria6,4
26NairobiKenya6,4
27Kolkata (Calcutta)Ấn Độ6,4
28Mumbai (Bombay)Ấn Độ6,3
29ChittagongBangladesh6,3
30KinshashaCongo6,3

(Theo Vietnam+)

  • ĐBSCL chung sức ứng phó với biến đổi khí hậu
  • TP.HCM tăng trưởng 8% năm 2009
  • Thủ đô Hà Nội có 42 cơ sở sản xuất rau an toàn
  • Dự án mở rộng, hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc và Quốc lộ 32:Hỗ trợ tối đa để bảo đảm tiến độ
  • Cơ hội và thách thức
  • Đầu tư hạ tầng giao thông tại TPHCM - Vấn đề cấp bách
  • Xúc tiến đầu tư vào tỉnh Hậu Giang: Khai phá tiềm năng vùng lúa gạo
  • Thu hút đầu tư 9 tháng đầu năm : Đồng Nai về đích sớm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi