Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Suy giảm đất nông nghiệp, nhìn từ Hưng Yên

Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá diễn ra nhanh nhưng thiếu trật tự, bất hợp lý ở nhiều nơi khiến diện tích đất nông nghiệp ngày càng co hẹp, nông dân mất đất canh tác, lâm vào cảnh bần hàn do không kịp chuyển đổi nghề nghiệp. Đền bù, giải phóng mặt bằng chưa thoả đáng dẫn đến tình trạng khiếu kiện gay gắt, gây bất ổn ở nhiều nơi. Hưng Yên có lẽ là một trong những địa phương tiêu biểu nhất cho thực trạng này.

Hưng Yên trước đây vốn là tỉnh thuần nông nhưng trong những năm qua đã phát triển rất mạnh về công nghiệp, dịch vụ. Cứ mỗi năm, lãnh đạo tỉnh lại ra hàng trăm quyết định, văn bản thu hồi, giải phóng mặt bằng hàng trăm hecta đất để xây dựng các khu công nghiệp, các dự án công nghiệp nhỏ, khu đô thị, thương mại… Ai đến Hưng Yên cách đây 7 – 8 năm, nay trở lại có thể thấy, hầu hết các dải đất ven quốc lộ qua tỉnh, các đường liên huyện – vốn trước đây mênh mang là lúa thì nay đã chật các khu công nghiệp, các dự án đầu tư, các nhà máy. Nhưng sự phát triển quá nhanh ấy đã từ lâu bộc lộ rõ những bất hợp lý và cùng với nó là sự gia tăng các vụ khiếu kiện của nông dân. Có lẽ đó chính là một lý do sâu xa khiến Thanh tra Chính phủ phải tổ chức một cuộc thanh tra lớn tại đây để làm rõ thực tế triển khai quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng các dự án công nghiệp, đô thị tại tỉnh này.

Kết quả của cuộc thanh tra (kết thúc cuối tháng 11.2009) cho thấy, thực tế đã diễn ra đúng như người dân nhiều nơi phản ánh. Do quá chú ý đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đô thị, chính quyền tỉnh Hưng Yên dường như đã không còn quan tâm nhiều đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân. Từ năm 2007, Chính phủ đã phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Hưng Yên theo đề nghị của chính lãnh đạo tỉnh nhưng về sau hàng loạt các quyết định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên từng huyện của UBND tỉnh không còn theo trật tự nữa. Cụ thể, các quyết định của tỉnh được triển khai trên thực tế đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp so với quy hoạch được Chính phủ duyệt là 3.774ha trong khi đất phi nông nghiệp tăng vọt lên 3.909ha, đất cho khu công nghiệp tăng 1.704ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh tăng 1.456ha, đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp tăng tới 4.982ha.

Nhưng vấn đề đáng quan tâm hơn là khá nhiều diện tích vốn là đất bờ xôi ruộng mật của tỉnh khi được chuyển thành đất công nghiệp, đô thị… lại không được sử dụng đúng mục đích được phê duyệt. Theo Thanh tra Chính phủ thì một số dự án chưa phù hợp với nhu cầu và năng lực của chủ đầu tư, một số dự án giao sai quy hoạch… Trong số 23 dự án được kết luận là có sai phạm, Thanh tra Chính phủ cho biết, có 15 dự án công nghiệp vừa sai quy hoạch (11 dự án nằm trên quy hoạch đất lúa) vừa chậm tiến độ; bốn dự án chưa triển khai hoặc chỉ triển khai một phần (treo); bốn dự án tuỳ tiện thay đổi chủ sử dụng đất (chuyển nhượng), thay đổi mục tiêu dự án, không làm đúng trình tự, thủ tục quy định.

Ví dụ như ở khu công nghiệp Phố Nối A (nằm trên cả hai huyện Văn Lâm và Mỹ Hào), qua kiểm tra, Thanh tra đã làm rõ việc chủ đầu tư (công ty Quản lý khai thác khu công nghiệp Phố Nối A) sử dụng đất một số khu vực sai quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/2000 như việc tự ý đào hồ, xây nhà cấp 4 trong phần diện tích dành cho cây xanh (đất giao không thu tiền sử dụng). Chủ đầu tư còn tự ý lấy phần đất mà Nhà nước giao không thu tiền sử dụng (dành để trồng cây) để xây dựng nhà kho, cho thuê, tính đến 12.5.2009 đã thu được gần 3,2 tỉ đồng. Công ty này còn xây dựng trái phép lấn sang phần đất hành lang bảo vệ quốc lộ 5. Tại khu công nghiệp Dệt may Phố Nối cũng có chuyện chủ đầu tư lấn chiếm hành lang bảo vệ quốc lộ 39A với diện tích lên đến 2.600m2. Còn ở khu công nghiệp Minh Đức, UBND tỉnh còn cấp thừa cho chủ đầu tư 46,89ha đất so với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh được Chính phủ duyệt (số diện tích này theo phê duyệt hoàn toàn là đất lúa).

Ở các dự án đô thị, qua kiểm tra, Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện nhiều sai phạm. Ví dụ như việc UBND tỉnh cấp sai 3,25ha đất đô thị cho công ty VAP sử dụng làm đất công nghiệp khi chưa được Chính phủ cho phép. Ở dự án đầu tư xây dựng trung tâm Sơn Nam Plaza, theo quy hoạch chung xây dựng thị xã Hưng Yên, khu dự án này được UBND tỉnh phê duyệt là khu đô thị sinh thái. Nhưng thực tế, dự án này đã bị biến tướng thành khu nhà ở liên kế, biệt thự để bán, văn phòng, căn hộ cao cấp cho thuê…

Và tất cả những việc ấy: cấp đất sai, lấn ra ngoài diện tích dự án, chuyển đổi mục đích sử dụng, chậm triển khai dự án… trên thực tế đều ảnh hưởng đến cuộc sống, lợi ích của người dân trong vùng.


(Theo Mạnh Quân // SGTT Online)

  • Đắc Nông: Cô gái xinh đẹp chờ “đánh thức”
  • Mô hình kinh tế nuôi dế mới ở Đà Bắc
  • Đưa Thái Nguyên thành trung tâm kinh tế, giáo dục
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Hàng thủy sản xuất khẩu đã có mặt ở hơn 30 nước trên thế giới
  • Chắp cánh cho ĐBSCL vươn ra biển lớn
  • Thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên: Những câu chuyện buồn
  • Năm 2009 diện tích rừng Gia Lai giảm 2.555 ha
  • Năm 2009, Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi