Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên: Những câu chuyện buồn

Nông dân các tỉnh Tây Nguyên đã chính thức bước vào mùa thu hoạch cà phê niên vụ 2009-2010. Năm nay, người trồng cà phê ở Tây Nguyên lại thu hoạch một cách “uể oải” bởi cái gì cũng tăng, duy chỉ có năng suất và giá cả cà phê là giảm.

“Tuổi cao"- sản lượng thấp, giá thấp   

Cả nước hiện có trên 500.000 ha cà phê thì các tỉnh Tây Nguyên đã có đến khoảng 470.000 ha. Điều đáng nói là hầu hết những vườn cà phê này đều được trồng từ những thập kỷ 80-90 của thế kỷ trước, đã có tuổi thọ trên 20 năm. Với phương thức độc canh cà phê và thâm canh cao độ, trồng không có cây che bóng và chế độ phân bón, nước tưới, bảo vệ thực vật không hợp lý đã làm cho vườn cà phê nhanh chóng xuống cấp, kiệt sức và chu kỳ khai thác bị rút ngắn.

Phơi cà phê bằng ơ giới. Ảnh: Đức Trung
Phơi cà phê bằng cơ giới. Ảnh: Đức Trung

Bên cạnh việc những vườn cà phê “cao tuổi” thì liên tiếp nhiều năm trở lại đây, thời tiết không thuận, bão lũ liên miên, nhiều vườn cà phê bị vùi trong bùn đất do lũ đã ảnh hưởng lớn đến năng suất vườn cây.

Tình hình trên đã có tác động tiêu cực đến quy mô sản xuất cà phê. Trước mắt, vụ thu hoạch cà phê 2009-2010 này được đánh giá là sản lượng sẽ giảm khoảng 40% so với niên vụ trước. Bên cạnh sản lượng giảm thì giá cà phê năm nay cũng giảm đáng kể. Ở thời điểm hiện tại, giá cà phê xuất khẩu chỉ đạt 1.350- 1.360 USD/tấn. Giá cà phê trong nước, tại Gia Lai ngày 24-11 chỉ còn 24.300 đồng/kg. Thực trạng trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người trồng cà phê ở Tây Nguyên-nhất là vào thời điểm này.

Thu hái uể oải

Tây Nguyên đã chính thức bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2009-2010. Tuy nhiên không khí thu hoạch ở những vườn cà phê không rộn ràng, nhộn nhịp như những năm trước. Vườn cà phê 2 ha của gia đình ông Minh ở thị trấn Đak Hà (huyện Đak Hà, tỉnh Kon Tum) là nguồn thu chính của gia đình ông. Ông nói: “Cà phê chín thì phải thu thôi chứ biết chắc rằng, năm nay tiền bán cà phê sẽ không đủ bỏ vào chăm sóc lại vườn cây”. Ông Bùi Ngọc Mỵ ở tổ 13, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đang hết sức ngao ngán trước vườn cà phê của mình. Vụ cà phê 2007-2008, vườn cà phê 2 ha của ông được xem là điển hình bởi năng suất đạt 25-30 kg quả/cây (25-30 tấn/ha). Giá cà phê ở thời điểm ấy có khi lên đến 42- 45 ngàn đồng/kg. Niên vụ 2008-2009, tuy giá có xuống nhưng vẫn ở mức 35- 36 ngàn đồng/kg.  Bây giờ, cà phê chỉ xê dịch ở mức 24 ngàn đồng/kg, xem như lỗ to. Ông cho biết, năm nay vườn cà phê nhà ông chỉ đạt mức 10-12 kg quả/cây (10-12 tấn/ha).

Với ông Minh, ông Mỵ diện tích ít, tự huy động công sức gia đình để thu hoạch nên có lỗ nhưng vẫn còn được. Nhưng với nhiều hộ trồng cà phê diện tích lớn, phải thuê nhân công thu hoạch thì quả là… dở khóc dở cười! Vườn cà phê gần 5 ha của gia đình ông Đinh Tiến Trung ở huyện Ea H’Leo (tỉnh Đak Lak) là một điển hình: Những năm trước, đến mùa thu hoạch, gia đình ông thuê hàng chục nhân công ở nơi khác đến để hái cà phê, vợ con ông chỉ lo phục vụ cơm nước và giám sát nhân công cũng đã đủ mệt. Năm nay, ông chỉ thuê 3 người từ Bình Định lên để thu hoạch, tiền công 70 ngàn đồng/ngày/người và 3 bữa cơm ăn. Ông Trung ngán ngẩm: “Năng suất giảm, giá cả giảm trong khi chi phí nhân công, phân bón, điện bơm nước tưới lại tăng vùn vụt. May lắm cũng chỉ đủ trang trải chi phí thôi”.

Nguyên nhân làm năng suất cà phê năm nay giảm mạnh-ngoài lý do đã nêu trên thì liên tiếp mấy trận bão vừa qua cũng là nguyên nhân trực tiếp: Mưa nhiều làm rụng quả, gió bão làm lá và quả cọ xát vào nhau nên quả cà phê không thể phát triển bình thường… Tuy nhiên ở Tây Nguyên, năm nay vẫn có một số ít vườn cà phê cho năng suất cao mà Công ty Cà phê Ia Grai là một điển hình. Công ty Cà phê Ia Grai được xem là một trong những mô hình điểm về chất lượng vườn cây của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam. Nhiều năm nay, Công ty đã chú trọng đến việc “nuôi” cây cà phê một cách bài bản, khoa học thông qua chế độ chăm sóc như: Bón phân, tỉa cành, tưới nước…

Đã đến lúc, người trồng cà phê ở Tây Nguyên phải mạnh dạn đầu tư nhiều hơn cho vườn cây để không có những mùa thu hoạch buồn như năm nay.

(Theo Lâm Hiếu // Báo Gia Lai )

  • Năm 2009 diện tích rừng Gia Lai giảm 2.555 ha
  • Năm 2009, Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá
  • Kinh tế Gia Lai năm 2010: Triển vọng và thách thức
  • KIÊN GIANG: Trên 164 tỉ đồng phát triển vùng nuôi cá tra
  • BẾN TRE: Nguồn cung ít, bưởi da xanh tăng giá
  • TPHCM: Doanh nghiệp "ngại" đấu thầu các tuyến xe buýt
  • Long An Rút ruột ruộng đồng làm khu công nghiệp
  • Cửa khẩu Cầu Treo – Hà Tĩnh : Mô hình ba tầng kiểm soát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi