Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TP.HCM cần tăng trưởng kinh tế chất lượng

“Muốn phát triển kinh tế, TP.HCM cần chú trọng tăng trưởng chất lượng, đồng bộ hạ tầng, thay đổi tư duy quản lý”.

Đó là ý kiến của các chuyên gia tại buổi đánh giá tác động ba năm gia nhập WTO và tái cấu trúc kinh tế TP.HCM do Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức sáng 31-8.

Theo PGS-TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, phát triển kinh tế phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của đô thị. Thế nhưng quy hoạch đô thị tại TP hiện còn bị động, mang tính “đối phó vấn đề” (thấy ngập thì chống ngập, thấy kẹt xe thì chống kẹt xe). Do đó, vị thế đầu tàu về kinh tế của TP.HCM có nguy cơ bị các TP đô thị mới như Bình Dương vượt mặt.

TS Trần Du Lịch, Phó Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, cho rằng hai nhiệm vụ chủ yếu của TP.HCM trong giai đoạn tới là tăng trưởng kinh tế chất lượng và xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng. Đánh giá về xây dựng hạ tầng, ông Lịch cho rằng trong 20 năm qua chúng ta đã xây dựng rất nhiều công trình, làm nhiều đường hơn. Thế nhưng xe cộ cũng hiện đại hơn và gia tăng rất nhiều nên nhìn lại thì phát triển hạ tầng vẫn không theo kịp. Đặc biệt, lâu nay chúng ta xây dựng hạ tầng không đồng bộ: có cầu mà không có đường lên cầu, giải tỏa chỗ này lại kẹt chỗ kia, cùng một nơi nhưng dự án này làm trước, dự án kia làm sau không kết nối được với nhau...

Để thực hiện được hai nhiệm vụ trên, ông Lịch cho rằng vấn đề lớn nhất cần thay đổi là thay đổi tư duy về quản lý kinh tế. Trong đó phải phân định rõ vai trò của từng cấp. Việc nào đã được cấp trên làm rồi thì cấp dưới không làm nữa, chứ hiện nay chúng ta để trung ương cũng làm việc hoạch định kinh tế - xã hội, rồi cấp tỉnh cũng hoạch định kinh tế - xã hội, cấp quận, cấp phường cũng hoạch định kinh tế - xã hội. Đặc biệt, muốn TP.HCM phát triển thì không thể quản lý như cách hiện nay. Không thể quản lý đô thị 8 triệu dân cùng một cách với quản lý đô thị 1 triệu dân, quản lý TP.HCM tương tự quản lý Sơn La, Lai Châu.

Tuy nhiên, việc thay đổi cách quản lý đô thị không hề đơn giản. Được biết, TP.HCM từng trình đề án thay đổi quản lý đô thị theo hướng đô thị mới nhưng mô hình này đang bị “kẹt” ở Bộ Nội vụ.

Làm không nổi quy hoạch tầm xa

PGS-TS Trần Đình Thiên kể lại câu chuyện nhóm nghiên cứu (trong đó có ông tham gia) đã đưa ra một đề án quy hoạch phát triển kinh tế và trình Chính phủ. Sau một buổi lắng nghe nhóm nghiên cứu trình bày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đặt câu hỏi: Có nghiên cứu của thế giới nói là mực nước biển sẽ dâng cao, nhiều khu vực sẽ bị ngập nước, vậy quy hoạch này có bị ngập không? Nhóm nghiên cứu đã không tính trước việc này và không trả lời được. Đề án phá sản!

Ông Thiên kể câu chuyện này để nói rằng TP.HCM cần phải tính toán kỹ lưỡng khi quy hoạch kinh tế - đô thị, nếu không thì không thể phát triển bứt phá được.

(Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi