Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thái Bình xây dựng thương hiệu “Quê hương 15 tấn”

Tỉnh Thái Bình đang phấn đấu xây dựng thương hiệu từ “Quê hương 5 tấn” trong thời chống Mỹ thành “Quê hương 15 tấn” trong thời kỳ hội nhập.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên lá cờ truyền thống của tỉnh - Ảnh: Chinhphu.vn

Ngày 5/10, tỉnh Thái Bình đã long trọng tổ chức kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh, đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh do Đảng và Nhà nước trao tặng.

Nằm ở vùng duyên hải Đông Bắc bộ, tỉnh Thái Bình chính thức thành lập năm 1890, là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa với nhiều di tích, các bậc danh nhân văn hóa, anh hùng kháng chiến. Thái Bình từng nổi tiếng với danh hiệu "Quê hương 5 tấn".

Suốt chiều dài lịch sử 120 năm, dù phải trải qua những giai đoạn khó khăn, gian khổ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhưng nhân dân Thái Bình luôn sáng tạo trong sản xuất và đấu tranh, đóng góp to lớn về sức người, sức của trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập cho Tổ quốc.

Trong thời kỳ đổi mới, Thái Bình là một trong những địa phương đi đầu trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đặc biệt, trong vòng 10 năm trở lại đây, trong bối cảnh nhiều khó khăn, nhưng tỉnh đã vượt khó vươn lên tạo được nhiều dấu ấn về bứt phá...

Năm năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt bình quân 12,04%/năm, tổng giá trị sản xuất ước đạt xấp xỉ 20.000 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 15%; xuất khẩu cũng đạt mức kỷ lục 310 triệu USD... .

Năm 2009, Thái Bình nằm trong số những địa phương có số thu ngân sách trên nghìn tỷ đồng (tổng thu ngân sách nhà nước đạt gần 5.000 tỷ đồng; trong đó, thu nội địa trên 1.400 tỷ đồng).

Dấu ấn nổi bật nhất của Thái Bình vẫn là nông nghiệp - Ảnh: VAPA

Nhưng dấu ấn nổi bật nhất của Thái Bình vẫn là nông nghiệp. Mặc dù diện tích đất trồng lúa giảm, nhiều dịch bệnh lúa mới xuất hiện, nhưng năm 2009 và vụ xuân 2010 vừa qua, ngành nông nghiệp của tỉnh lập được nhiều kỷ lục: năm đầu tiên được mùa lớn nhất từ trước đến nay với năng suất lúa cả 2 vụ đạt 13,2 tấn/ha, cao nhất từ trước đến nay và tốc độ tăng trưởng cũng đạt 6%, cao nhất cả nước, là lá cờ đầu về sản xuất nông nghiệp trong toàn quốc.

Thái Bình đang phấn đấu xây dựng thương hiệu từ “Quê hương 5 tấn” trong thời chống Mỹ thành “Quê hương 15 tấn” trong thời kỳ hội nhập. Thái Bình là một trong 5 tỉnh của cả nước đi đầu thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Tỉnh cũng chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành một mạng lưới các khu công nghiệp hiện đại, với 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 1.200 ha...

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, thay mặt Đảng, Nhà nước, trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho tỉnh. “Trong công cuộc kháng chiến, Thái Bình là nơi đóng góp xương máu, sức người, sức của lớn cho Tổ quốc. Trong thời kỳ xây dựng CNXH, Thái Bình tự hào là tỉnh dẫn đầu cả nước trong phong trào thâm canh 5 tấn, 10 tấn, 13 tấn thóc/ha, đi đầu trong nhiều chương trình kinh tế lớn của đất nước”, Phó Thủ tướng biểu dương những thành tích của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Bình đạt được trong thời gian qua. 

 Phó Thủ tướng mong muốn tỉnh tiếp tục nỗ lực, đồng sức đồng lòng hơn nữa phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 18 tới đây cần tạo khí thế mới, động lực mới để phát triển KTXH như lời căn dặn của Bác Hồ: “Xây dựng tỉnh Thái Bình sớm trở thành một tỉnh gương mẫu về mọi mặt”.

(Theo Nguyên Linh // Tin Chính phủ)

  • Hà Tĩnh xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu
  • Hải Phòng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đóng tàu tái cơ cấu sản xuất
  • Ninh Thuận tận dụng lợi thế, phát triển kinh tế
  • Vĩnh Phúc phấn đấu năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp
  • Hải Dương phát triển công nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững
  • Phú Yên đẩy mạnh phát triển công nghiệp
  • Những sản phẩm chủ lực của TP Hồ Chí Minh đang ở đâu?
  • Cần 2.310 tỷ đồng nâng cấp đê biển, cửa sông ĐBSCL
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi