Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TP.HCM: Sẽ tăng nguồn cung nhà ở xã hội

Ưu tiên phát triển nhà ở xã hội và nhà tái định cư trong giai đoạn 2011-2015 là mục tiêu của Chương trình nhà ở giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2030 của TP Hồ Chí Minh.

TP.HCM hướng tới mục tiêu xây dựng phát triển nhà ở không chỉ là xây dựng nơi cưu trú, mà còn là phát triển không gian sinh sống, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Ảnh: SGTT

Đây là chỉ đạo của lãnh đạo TP HCM tại Hội nghị về Chương trình phát triển nhà ở tại TPHCM vừa diễn ra ngày 15/9.

Ưu tiên phát triển nhà tái định cư

Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân nhấn mạnh, Chương trình nhà ở là nhiệm vụ quan trọng của chính quyền TP giai đoạn 2011-2015, có ý nghĩa và lợi ích kinh tế, xã hội to lớn, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của TP.

Chương trình nhà ở phải gắn liền với quá trình phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, tái bố trí dân cư, hình thành các khu đô thị vệ tinh kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông đô thị và hệ thống vận tải công cộng, tăng hệ số sử dụng đất qua các dự án chỉnh trang đô thị kết hợp với xây dựng khu dân cư mới tại các quận khu vực nội thành.

Trong 5 năm tới, TP phải dồn sức để xây dựng nhà ở xã hội bên cạnh việc phát triển các chương trình nhà ở thương mại.

Chủ tịch Lê Hoàng Quân chỉ đạo, chương trình phải được thực hiện một cách đồng bộ nhưng phải ưu tiên phát triển nhà tái định cư vì có quỹ nhà tái định cư thì mới có thể thực hiện di dời, giải tỏa và phát triển các dự án một cách nhanh chóng.

Ngoài ra, Chủ tịch Lê Hoàng Quân cũng yêu cầu khắc phục tình trạng thiếu trường học, chợ, bệnh viện… tại các khu tái định cư.

Phó Chủ tịch Nguyễn Thành Tài đề nghị các sở-ngành tổng kết bài học kinh nghiệm thực hiện chương trình nhà ở TP giai đoạn 2006-2010, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể hơn và mạnh dạn đề xuất các biện pháp sáng tạo, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của TP.

Trong đó, chú ý đến sự phát triển của TP trong giai đoạn 2011-2015 cả về quy mô dân số và quy mô nền kinh tế với quan điểm xây dựng phát triển nhà ở không chỉ là xây dựng nơi cưu trú, mà còn là phát triển không gian sinh sống, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, đề xuất TP cần có những cơ chế, chính sách để khuyến khích DN tạo ra nhiều sản phẩm nhà ở nhằm tăng nguồn cung cho thị trường và giảm áp lực về nhà ở cho TP…

Sẽ xây dựng 10.000 căn hộ cho người thu nhập thấp

Từ nay đến năm 2015, TP dự kiến sẽ xây dựng khoảng 10.000 căn hộ nhà cho người thu nhập thấp và 6.896 căn nhà cho người nghèo. Bên cạnh đó, TP cũng di dời thêm 13.296 hộ nhà ven kênh rạch nhằm thực hiện cơ bản chương trình chỉnh trang đô thị… TP.HCM đặt ra mục tiêu nâng mức nhà ở bình quân đầu người từ 12m2/người (năm 2010) lên 17m2/người (2015), 28,3m2/người (2020) và 35,7m2/người năm 2030.

Để thực hiện được những mục tiêu này, từ năm 2010 trở đi TP.HCM sẽ phấn đấu xây dựng và sửa chữa mới 65 chung cư cũ đã xuống cấp, ước đạt 7.242 căn hộ; khởi công 14 dự án nhà dành cho công nhân viên chức, tương ứng 6.562 căn hộ; xây dựng thêm 1,4 triệu m2 sàn xây dựng nhà cho công nhân và 600.000 m2 sàn nhà cho sinh viên. Đánh giá kết quả thực hiện các chương trình phát triển nhà ở của TP.HCM giai đoạn 2006 -2010, UBND TP.HCM ghi nhận hầu hết các chương trình đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.

(Theo Công Trí // Tin Chính phủ)

  • Lựa chọn cơ chế đặc thù để phát triển Thủ đô
  • Nghệ An: Bàn giao lưới điện nông thôn bị “vướng” tại 129 xã
  • Ðường lên Tây Bắc hôm nay
  • Xây dựng Hành lang kinh tế Nam Ninh-Hà Nội phát triển bền vững
  • Quảng Bình cần bứt phá từ du lịch, nông nghiệp và biển
  • TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra, xử lý việc san lấp, lấn chiếm sông, kênh rạch
  • Hà Nội đưa hàng Việt về 19 huyện ngoại thành
  • Lào Cai đẩy mạnh tìm "đầu ra" cho su su Sa Pa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi