Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cải cách thủ tục hành chính để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Theo nhận định của các chuyên gia OECD, mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, Việt Nam vẫn cần cải cách thủ tục hành chính hơn nữa để hỗ trợ tích cực tăng trưởng kinh tế.

Ảnh: Chinhphu.vn

Chiều 25/11, đại diện Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), ông Mario Amano, Phó Tổng thư ký OECD và đại diện Văn phòng Chính phủ đã có cuộc họp báo về cải cách thủ tục hành chính tại Việt Nam giai đoạn 2007-2010 và các khuyến nghị về công tác này trong thời gian tới.

Trả lời câu hỏi của báo giới về thực tiễn, kinh nghiệp của các nước OECD, Phó Tổng thư ký OECD khuyến nghị ba bước quan trọng đối với Việt Nam để cải cách thể chế mạnh mẽ hơn nữa.

Theo đó, Việt Nam cần xây dựng chính sách đơn nhất, công khai, xuyên suốt trong bộ máy Nhà nước.

Việt Nam cần đầu tư cho việc xây dựng năng lực đánh giá tác động nhằm hướng tới việc xây dựng chính sách dựa vào bằng chứng và hỗ trợ cho Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính có đủ năng lực chủ trì, triển khai thành công chương trình cải cách trong những năm tới.

Các cấp, các ngành cần tăng cường đối thoại với người dân và doanh nghiệp, đồng thời tái cấu trúc Hội đồng Tư vấn TTHC mang tính đại diện rộng rãi cho các tổ chức thành viên và tiếp tục tập trung vào việc cắt giảm TTHC với việc hỗ trợ của công nghệ thông tin, cũng như áp dụng việc thống kê và rà soát mọi văn bản quy phạm pháp luật như đã áp dụng với với TTHC.

Phó Tổng thư ký OECD nhấn mạnh, quá trình đơn giản hóa TTHC tại Việt Nam đang ở giai đoạn hết sức quan trọng khi các phương án bắt đầu được hiện thực hóa. Tuy nhiên, còn rất nhiều việc phải làm để thực thi các phương án đơn giản hóa.

Ông Amano cho rằng, Việt Nam có sự ủng hộ chính trị rất mạnh cho việc thực hiện đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính với một chương trình toàn diện và cơ chế tham vấn tốt song vẫn cần một chiến lược cải cách thể chế tổng thể để tiếp tục đơn giản hóa hơn nữa các quy định và tiến hành đánh giá kết quả đã đạt được.

Ông Nguyễn Minh Mẫn, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC cho rằng, để thực thi thành công quá trình đơn giản hóa rất cần sự đồng thuận và giám sát của người dân và doanh nghiệp nhằm cắt giảm những thủ tục hành chính không hợp lý, không hợp pháp, không cần thiết và không hiệu quả phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước của một số cơ quan, tổ chức.

(Theo Lê Sơn // Tin Chính phủ)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi