Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đại biểu Quốc hội “mách” Chính phủ nguồn tiền tăng lương

Đại biểu Quốc hội “mách” Chính phủ nguồn tiền tăng lương
 Bên cạnh việc sớm cải cách tiền lương, đa số các ý kiến cũng đề nghị Chính phủ tách bạch giữa tiền lương của khối hành chính và doanh nghiệp, cơ cấu lại bộ máy, nhân sự của khối hành chính công.

Chính phủ nói chưa bố trí được nguồn để tăng lương tối thiểu trong năm sau, song nhiều vị đại biểu Quốc hội vẫn có quan điểm khác.

Tổng hợp ý kiến thảo luận ở tổ của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội cho thấy nhiều vị đại biểu vẫn canh cánh với việc tăng lương.

Cho dù, ngay tại phiên khai mạc, người đứng đầu Chính phủ đã trình bày: “do cân đối ngân sách nhà nước năm 2013 rất khó khăn, chưa bố trí được nguồn, đề nghị Quốc hội giao Chính phủ tính toán cụ thể, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thực hiện ngay khi có điều kiện, trước hết là đối với người có công, cán bộ hưu trí”.

Nhấn mạnh đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nhiều ý kiến đại biểu chỉ rõ, mức lương tối thiểu hiện tại mới chỉ đáp ứng được 63% nhu cầu tối thiểu của người lao động trong khu vực doanh nghiệp và gần 50% khu vực hành chính.

Cũng chia sẻ với sự “căng thẳng” của ngân sách, song đa số ý kiến cho rằng do phân bổ ngân sách dàn trải, thiếu tập trung nên nguồn ngân sách cho tăng lương khó thực hiện.

Theo qua điểm của đa số ý kiến thảo luận, việc tăng lương là cần thiết, mang ý nghĩa chính trị. Người lao động kỳ vọng rất lớn vào việc tăng lương. Chính phủ cần cắt giảm các khoản chi chưa cần thiết để bảo đảm lộ trình tăng lương vào tháng 5/2013.  Một số ý kiến đề nghị Quốc hội ra nghị quyết về vấn đề lương.

Giải pháp cụ thể các đại biểu “hiến kế” giúp Chính phủ là nếu không thể thực hiện được lộ trình tăng lương vào tháng 5/2013 thì có thể tăng ở mức thấp hơn hoặc Chính phủ có chính sách hỗ trợ đối với những người có mức lương dưới 3 triệu đồng/tháng, và các đối tượng hưu trí, người có công để cải thiện đời sống.

Đại biểu cũng đề nghị thu gọn bớt các chương trình mục tiêu quốc gia trùng nhau để lấy nguồn bổ sung cho việc tăng lương.

Tính toán cụ thể hơn, một số ý kiến cho rằng Chính phủ vẫn có thể tăng lương đúng tiến độ, nếu tiết kiệm chi 10% chi hành chính là 10.000 tỷ đồng, cắt giảm đầu tư công khoảng 10.000 tỷ đồng, tăng thu, khoán tăng thu khoảng 10.000 tỷ đồng, và như thế sẽ có được 30.000 tỷ đồng cho tăng lương.

Bên cạnh việc sớm cải cách tiền lương, đa số các ý kiến cũng đề nghị Chính phủ tách bạch giữa tiền lương của khối hành chính và doanh nghiệp, cơ cấu lại bộ máy, nhân sự của khối hành chính công.

Thẩm tra dự toán chi ngân sách 2013, nhiều ý kiến tại Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội nhìn nhận, trong bối cảnh cân đối ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn, nhiều nhiệm vụ chi chỉ được bố trí ở mức tối thiểu so với nhu cầu hoặc không được bố trí thì việc chưa thể bố trí nguồn để cải cách tiền lương là vấn đề cần được tính tới.

Nhưng, trong trường hợp số thu ngân sách những tháng cuối năm 2012 và những tháng đầu năm 2013 khả quan hơn, đề nghị Chính phủ trình Quốc hội phương án tăng lương vào kỳ họp thứ năm (tháng 5/2013).

Bên cạnh đó, một số ý kiến ở cơ quan thẩm tra vẫn đề nghị, để góp phần bảo đảm đời sống cho cán bộ, công chức và người lao động hưởng lương trong điều kiện khó khăn hiện nay, cần sớm thực hiện một phần lộ trình tăng mức lương tối thiểu từ 1,05 triệu đồng/tháng lên 1,15 triệu đồng/tháng và phụ cấp công vụ từ 25% lên 30%, áp dụng từ 1/7/2013.

Nguồn bố trí tăng thêm khi thực hiện phương án này sẽ lấy từ việc tăng thu nội địa, dầu khí và nguồn tiết kiệm chi thường xuyên.

(Theo Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Chính phủ: Giá bất động sản hiện vẫn quá cao!
  • Lo Luật Thủ đô tiếp tục “lưu ban”
  • “Quá nhiều phí sẽ đẩy cao giá điện”
  • Chống tham nhũng và trách nhiệm người đứng đầu
  • Vinalines “trở lại” nghị trường
  • Dư nợ bất động sản: 50% hay 5%?
  • Cán cân tổng thể 2013 có thể thặng dư khoảng 3 tỷ USD
  • Tăng trưởng kinh tế đang “chuyển biến tích cực”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi