Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Quá nhiều phí sẽ đẩy cao giá điện”

“Quá nhiều phí sẽ đẩy cao giá điện”
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hiện vẫn là đơn vị chiếm phần lớn thị phần và là đơn vị độc quyền trong nhiều khâu của ngành điện.

Đã có những ý kiến phản đối việc áp đặt nhiều loại phí trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, tại phiên thảo luận chiều 23/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị), dự thảo luật quy định rất nhiều loại giá và phí, giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện, phí điều hành thị trường điện lực..., dẫn đến giá điện bị đẩy lên cao ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống sinh hoạt của người dân.

Nhiều đại biểu cho rằng, điều tiết điện lực là hoạt động thuộc quản lý nhà nước, do đó kinh phí cho hoạt động này cần được lấy từ ngân sách, không nên bắt người sử dụng điện phải đóng góp trực tiếp.

Thậm chí dự thảo luật có quy định hai loại phí là “phí điều hành giao dịch thị trường điện lực” và “phí điều độ vận hành hệ thống điện” là những loại phí chưa được quy định trong các văn bản pháp luật về phí và lệ phí hiện nay.

Theo báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày, tình trạng độc quyền trên thị trường điện ở nước ta vẫn còn tồn tại trong thời gian khá dài nữa. Do đó, nhằm góp phần hạn chế tình trạng độc quyền trong một số khâu sản xuất - kinh doanh điện, cần công khai, minh bạch về sự biến đổi của các yếu tố cấu thành giá bán lẻ điện.

Theo cơ quan này, việc điều chỉnh giá bán lẻ điện cũng cần được xem xét, thực hiện đồng bộ với biện pháp bình ổn giá điện nhằm góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Vì vậy, khoản 1, điều 31 của dự thảo luật đã được bổ sung quy định “việc điều chỉnh giá bán lẻ điện phải được thực hiện công khai, minh bạch sự biến đổi của các yếu tố cấu thành liên quan đến việc điều chỉnh giá. Nhà nước sử dụng các biện pháp bình ổn giá bán điện phù hợp với quy định của pháp luật về giá”.

Trong khi đó, theo dự thảo nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, vừa được Chính phủ hoàn tất, có nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân và mức giá bán lẻ điện bình quân khi yếu tố đầu vào biến động làm giá bán điện tính toán biến động so với giá bán điện hiện hành ngoài phạm vi 5%. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ được phép điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân trong khung giá được duyệt khi yếu tố đầu vào biến động làm giá bán điện tính toán biến động so với giá bán điện hiện hành trong phạm vi 5%, sau khi trình và được Bộ Công Thương chấp thuận.

Chính phủ cũng khẳng định, thời gian tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân là ba tháng.

Tuy nhiên, theo đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc), việc điều chỉnh tăng giá điện vẫn phải có ý kiến của Thủ tướng chứ không chỉ giao cho EVN xin ý kiến Bộ Công Thương đồng ý nếu điều chỉnh trong phạm vi 5%. Bởi lẽ, theo đại biểu này, trong hoàn cảnh hiện tại, giá điện có liên quan mật thiết đến vấn đề an sinh xã hội.

Về quyền lợi của người tiêu dùng điện, theo đại biểu Nguyệt, bất kể luật nào thì chúng ta vẫn phải hài hòa giữa quyền lợi của nhà nước, nhà đầu tư và người tiêu dùng. Tuy nhiên, dự thảo luật chỉ đề cập nhiều đến quyền, nghĩa vụ của đơn vị bán điện, nhưng quyền của người tiêu dùng thì lại chưa được đề cập. Trong khi Luật Giá nêu rất rõ là “người tiêu dùng được lựa chọn thỏa thuận và góp ý kiến về giá và có quyền được bồi thường đền bù”.

Một số đại biểu khác bày tỏ băn khoăn trước sự phát triển ồ ạt của các dự án thủy điện nhỏ tại các địa phương, dẫn đến sự mất khả năng kiểm soát và giám sát. Thậm chí không ít dự án ảnh hưởng đến môi trường, canh tác và thậm chí là an nguy đến tính mạng của người dân tại khu vực lân cận.

(Theo Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Chống tham nhũng và trách nhiệm người đứng đầu
  • Vinalines “trở lại” nghị trường
  • Dư nợ bất động sản: 50% hay 5%?
  • Cán cân tổng thể 2013 có thể thặng dư khoảng 3 tỷ USD
  • Tăng trưởng kinh tế đang “chuyển biến tích cực”
  • Mục tiêu 2013: Tăng trưởng cao hơn, lạm phát thấp hơn
  • Doanh nghiệp nhà nước: Ai lãng phí, ai tiết kiệm?
  • Luật Thủ đô: Vẫn siết nhập cư nội thành
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi