Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội trình Chính phủ phương án đổi giờ làm

picture
Tắc đường, muộn giờ làm luôn là nỗi lo của người dân khu trung tâm Hà Nội.

UBND thành phố Hà Nội vừa chính thức trình Chính phủ phương án thay đổi giờ học, làm trên địa bàn.

Theo đó, UBND thành phố thống nhất chia thành 3 nhóm chủ yếu, bao gồm:

Nhóm 1: Cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan Trung ương và Hà Nội, học sinh các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở giữ nguyên như hiện nay là hợp lý, phù hợp việc đưa đón, quản lý, chăm sóc con em của phụ huynh thuận lợi.

Thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Trung ương là từ 7h30 đến 16h30; Cán bộ, công chức, cơ quan thành phố làm việc từ 8h đến 17h.

Thời gian học tập của học sinh các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở từ 8h sáng đến 17h chiều, nhưng các trường phải bố trí giáo viên nhận các cháu từ 7h sáng và trả các cháu đến 18h cùng ngày.

Nhóm 2: Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và học sinh các trường trung học phổ thông sẽ có thời gian đối với ca học buổi sáng là học trước 7h; đối với ca học buổi chiều kết thúc sau 18h.

Nhóm 3: Các trung tâm thương mại, dịch vụ, siêu thị sẽ mở cửa từ 9h sáng; thời gian đóng cửa sau 19h.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, do tình trạng ùn tắc giao thông chủ yếu tập trung trong nội thành và khu vực lân cận, do đó thành phố chỉ áp dụng các phương án nên trên trong phạm vi 10 quận nội thành và hai huyện Từ Liêm, Thanh Trì. Thời điểm thực hiện cự kiến sẽ từ ngày 1/12/2011 hoặc từ ngày 1/1/2012.

Cùng với phương án điều chỉnh giờ làm việc, học tập, UBND thành phố sẽ tiếp tục chấn chỉnh và kiên quyết thực hiện một số giải pháp mà thành phố đã triển khai trước đây như: quy định giờ hoạt động cho các phương tiện vận tải cồng kềnh, các xe chuyên dùng cỡ lớn, xe lữ hành không được hoạt động trong giờ cao điểm, hạn chế và không cấp mới giấy phép hoạt động cho xe taxi, kiểm soát lại hoạt động của xe xích lô, xe ba bánh tự chế...

Đồng thời sẽ kiểm tra tăng cường quản lý các điểm đỗ xe, dừng xe, kiên quyết xử lý vi phạm đối với xe đỗ sai quy định, đỗ dưới lòng đường, thực hiện “lòng đường dành cho phương tiện, vỉa hè dành cho người đi bộ”, hạn chế xây dựng công trình cao tầng trong các quận nội thành, thực hiện đúng quy  hoạch được duyệt...

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • “Khóa” số dự án dùng vốn trái phiếu Chính phủ cho đến 2015
  • “Chính sách tiền tệ đừng để doanh nghiệp “chết oan”!
  • Xin giảm sớm thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Giám sát môi trường khu kinh tế biển: 4 + 4 + 4 = 0
  • Chữ “nếu” cho GDP
  • Giá trị sản xuất của doanh nghiệp nhà nước đi xuống
  • Lạm phát 2012 dưới 10%
  • “Sẽ có những điều chỉnh hợp lý hơn về tiền lương”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi