Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá trị sản xuất của doanh nghiệp nhà nước đi xuống

picture
Tồn kho tăng cao sẽ buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm sản xuất để cân đối cung cầu và tồn kho.

“Tốc độ tăng trưởng công nghiệp năm 2011 của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn”, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp (Tổng cục Thống kê) Phạm Đình Thúy nói với VnEconomy, hôm 7/11.

Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm khủng hoảng kinh tế thế giới 2009, công nghiệp Việt Nam chỉ còn tăng 7,1% so với năm 2008, năm 2010 bắt đầu phục hồi và đã lấy lại được mức 9,3%.

“Bước sang năm 2011, tốc độ tăng của ngành công nghiệp không ổn định và tăng thấp”, ông Thúy cho biết. Tính chung 10 tháng đầu năm 2011, toàn ngành công nghiệp chỉ tăng ở mức 7%, thậm chí kém hơn so với giai đoạn chịu tác động lớn từ khủng hoảng kinh tế thế giới.

Nhưng sự sụt giảm của khu vực doanh nghiệp nhà nước mới là điểm đáng chú ý.

“Nhìn chung trong những năm gần đây khu vực doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm tỷ lệ đóng góp cho nền kinh tế nói chung và trong ngành công nghiệp nói riêng”, ông Thúy nói.

Việc số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm khoảng một nửa so với cách đây 10 năm, theo ông Thúy là do chủ trương sắp xếp lại khối này bằng các hình thức cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài…

“Nhưng nhìn chung, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong hầu hết các ngành kinh tế nhiều năm qua kém hiệu quả, kém linh hoạt hơn so với hai khu vực còn lại là khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước”, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp cho hay.

Xét về tỷ lệ đóng góp trong ngành công nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất theo giá so sánh 1994 của khu vực doanh nghiệp nhà nước chậm dần và luôn thấp nhất trong các khu vực kinh tế.

Dự kiến, giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng bình quân 15,7%/năm trong giai đoạn 1995-2011, và năm 2011 gấp 8,9 lần năm 1995. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ tăng tương ứng 9,3%/năm và gấp 3,8 lần.

“Khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm nhanh tỷ trọng đóng góp cho nền kinh tế, đồng thời cũng giảm nhanh tốc độ tăng trưởng hàng năm so với hai khu vực còn lại”, ông Thúy kết luận.

Nhưng nhìn về phía trước, sản xuất công nghiệp còn chưa hết thách thức. Mức tăng trưởng thấp xuống cả ở ba ngành công nghiệp cấp 1 là khai thác; chế biến, chế tạo; và sản xuất, phân phối điện, nước cũng đi kèm với tình hình tiêu thụ giảm và tồn kho tăng lên mạnh mẽ ở một số ngành.

Với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hiện chiếm xấp xỉ 90% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, chỉ số tiêu thụ tháng 9/2011 giảm tới 4,8% so với tháng 8, trong khi chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/10 tăng trên 21% so với cùng kỳ. “Điều này cho thấy tình hình sản xuất và tiêu thụ của một số ngành công nghiệp gặp khó khăn”, ông Thúy khẳng định. Nếu tình hình tiêu thụ gặp khó khăn, hệ quả là tồn kho sẽ tăng cao, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm sản xuất để cân đối cung cầu và tồn kho.

(Theo Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Chữ “nếu” cho GDP
  • Lạm phát 2012 dưới 10%
  • “Sẽ có những điều chỉnh hợp lý hơn về tiền lương”
  • Chỉ tiêu không đạt, trách nhiệm thuộc ai?
  • Quy hoạch sử dụng đất: “Quốc hội chất vấn, trả lời ra sao?”
  • Doanh nhân là đại biểu Quốc Hội: Nhân tố tạo sức lan toả
  • Diễn đàn Quốc hội “nóng” chuyện chặn đình đốn sản xuất
  • Quốc hội soi lại hiệu quả gói kích cầu 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi