Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Kiểm toán mới chỉ phục vụ Quốc hội là chính”

Tổng kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ - Ảnh: H.Yên.

“Kiểm toán mới phục vụ Quốc hội và Trung ương mà cũng chưa đến nơi đến chốn”.

Tổng kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ “than thở” như vậy khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét “Đề án chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến 2015 và tầm nhìn 2020”, sáng 18/7.

Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước thì báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước, báo cáo quyết toán ngân sách địa phương phải được kiểm toán trước khi Quốc hội, hội đồng nhân dân phê chuẩn. Báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng ngân sách Nhà nước cũng phải được kiểm toán.

Tuy nhiên, bản đề án nêu thực tế, 2007 và 2008 là hai năm có quy mô kiểm toán lớn nhất kể từ khi thành lập đến nay, Kiểm toán Nhà nước cũng  mới chỉ kiểm toán được 50% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và khoảng 30% số bộ, cơ quan Trung ương.

Trong mỗi tỉnh (bộ) chỉ kiểm toán được khoảng 50% số huyện (đơn vị dự toán cấp II trực thuộc bộ) và mỗi huyện chỉ kiểm toán được khoảng 2 đến 3 xã, quy mô chọn mẫu trong từng cuộc kiểm toán cũng còn rất hạn chế.

Vì vậy, theo đề án đánh giá, chất lượng, hiệu lực kiểm toán chưa cao, chưa giải đáp thích đáng các vấn đề bức xúc về những hiện tượng tiêu cực cũng như hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán, nhất là việc xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân đối với các sai phạm chưa đầy đủ, nghiêm minh và kịp thời. Khai thác, sử dụng kết quả kiểm toán phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát nhìn còn hạn chế.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế là do cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước chưa hoàn chỉnh, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

Vì vậy, tại đề án, Kiểm toán Nhà nước xác định sẽ xem xét thành lập thêm 2 Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, 15 kiểm toán Nhà nước khu vực và 2 đơn vị kiểm toán Nhà nước khu vực tại thành phố Hà Nội và Tp.HCM., chỉ kiểm toán ngân sách của 2 thành phố này do quy mô ngân sách lớn và số lượng các đơn vị dự toán nhiều.

Khi đó, Kiểm toán Nhà nước  sẽ thực hiện kiểm toán thường xuyên hàng năm hầu hết báo cáo quyết toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và báo cáo quyết toán ngân sách quận, huyện; phấn đấu kiểm toán khoảng 30% báo cáo quyết toán ngân sách xã, phường.

Cơ bản đồng tình với quan điểm và mục tiêu của đề án, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng nên xác định thời gian của chiến lược là 10 năm, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia đang xây dựng giai đoạn 2011-2020.

Về những nội dung cụ thể còn có những ý kiến khác nhau như địa vị pháp lý, cơ chế vận hành, hệ thống tổ chức bộ máy… Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên  đề nghị Kiểm toán Nhà nước tiếp tục nghiên cứu để hoàn chỉnh, sau đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến.

 

(Theo Nguyễn Lê // VnEconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi