Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nới nợ công, tăng bội chi?

Nới nợ công, tăng bội chi?
Nhắc lại quan điểm về trần nợ công và bội chi vào sáng 25/5, câu trả lời mà báo chí nhận được từ Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh là nợ công vẫn đang trong giới hạn an toàn, nên cũng cần phải xem xét có thể phải huy động thêm nguồn lực để hỗ trợ nền kinh tế trong lúc khó khăn - Ảnh: CTV.

Chưa tới các phiên thảo luận toàn thể về kinh tế xã hội song dấu hiệu của một số thông điệp chính sách đáng chú ý cũng đã được phát đi từ kỳ họp Quốc hội thứ 5, qua tuần làm việc đầu tiên.

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, trong phiên thảo luận toàn thể về quyết toán ngân sách 2011 sáng thứ Bảy (25/5), trong ít phút đăng đàn trao đổi thêm về các vấn đề được đại biểu quan tâm đã quả quyết: “cho đến cuối năm 2011 nợ công của Chính phủ, nợ Chính phủ, nợ Quốc gia của Chính phủ với nước ngoài vẫn nằm trong giới hạn”.

Ở báo cáo về ngân sách năm 2012 và 4 tháng 2013 gửi đến Quốc hội, Chính phủ cũng cho biết bội chi ngân sách nhà nước năm 2012 được đảm bảo ở mức Quốc hội quyết định là 140.200 tỷ đồng, bằng 4,8% GDP kế hoạch (tính theo GDP thực tế thì bằng 4,75%GDP).

Và đến hết năm 2012, dư nợ công bằng 55,7% GDP, dư nợ Chính phủ bằng 43,5% GDP và dư nợ quốc gia bằng 42% GDP.

Vẫn theo báo cáo thì năm qua số tiền chi trả nợ và viện trợ đạt 100.000 tỷ đồng, bằng 100% dự toán và số đã báo cáo Quốc hội, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết.

Với 2013, nhận định rằng hoạt động tài chính – ngân sách nhà nước rất khó khăn, song trong giải pháp điều hành ngân sách nhà nước những tháng cuối năm Chính phủ cũng chưa đề cập đến việc tăng bội chi và nới nợ công.

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về ngân sách 2012, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội chỉ nhắc lại quan điểm của Chính phủ “các tỷ lệ dư nợ công, dư nợ Chính phủ và dư nợ quốc gia so với GDP được bảo đảm trong phạm vi giới hạn cho phép”.

Riêng về bội chi, cơ quan thẩm tra cho rằng, số liệu này không còn nhiều ý nghĩa khi nợ ngân sách Trung ương lớn do số tiền hoàn thuế giá trị gia tăng chưa xử lý, nợ đọng xây dựng cơ bản, tạm ứng vốn lớn chưa thu hồi.

Ủy ban này đề nghị Chính phủ xác định lộ trình cụ thể để xử lý những khoản nợ và khoản ứng nêu trên nhằm bảo đảm tính chủ động trong điều hành ngân sách nhà nước...

Tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ về vấn đề ngân sách cho thấy, có đến 5 ý kiến ở 3 tổ cho rằng hiện nay công tác quản lý nợ nước ngoài và cả trong nước chưa chặt chẽ, giải ngân vốn vay chưa rõ ràng.

“Con số nợ công theo các chuyên gia nước ngoài còn cao hơn báo cáo của Chính phủ”, báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ nêu rõ.

Một số vị đại biểu cũng đề nghị cần chấm dứt tình trạng ứng ngân sách để trả thay cho các đơn vị, dự án mà Chính phủ bảo lãnh. Đồng thời cần phải có số liệu cụ thể so sánh về vấn đề nợ công.

Đại biểu Quốc hội còn nhận xét, báo cáo về nợ công của Chính phủ luôn nói nợ công tiếp tục tăng và tăng khá nhanh, nhưng vẫn trong giới hạn cho phép là “chưa phản ánh đúng được vấn đề”. Bởi, nếu như nền kinh tế trong đà suy giảm mà nợ công lại vẫn tăng là rất đáng lo ngại.

Có ý kiến “phê” Ủy ban Tài chính – Ngân sách khi thẩm tra cũng đánh giá nhẹ nhàng, cơ bản giống như báo cáo của Chính phủ. Đề nghị được đưa ra với cơ quan thẩm tra là phải đánh giá kỹ hơn, gióng lên hồi chuông báo động về nợ công chứ không nên chỉ nói rằng “trong giới hạn cho phép”.

Nhấn mạnh khống chế nợ công là cần thiết, tuy nhiên một số vị đại biểu, trong đó có thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia Trần Du Lịch cho rằng lúc này cần chấp nhận tăng bội chi để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, dù đây là quyết định rất khó khăn.

Nhắc lại quan điểm về trần nợ công và bội chi vào sáng 25/5, câu trả lời mà báo chí nhận được từ Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh là nợ công vẫn đang trong giới hạn an toàn, nên cũng cần phải xem xét có thể phải huy động thêm nguồn lực để hỗ trợ nền kinh tế trong lúc khó khăn.

Mới đây, Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia chính thức kiến nghị với Chính phủ báo cáo với Quốc hội cho phát hành thêm trái phiếu Chính phủ để đầu tư, ông Ninh cho hay.

Phần phát biểu trước Quốc hội trong phiên thảoluận toàn thể về ngân sách cũng trong sáng 25/5, Phó thủ tướng nhấn mạnh, theo chiến lược đã được phê duyệt thì nợ công được phép bằng 65% GDP. “Hiện nay chúng ta chưa đến mức này và tùy theo yêu cầu của phát triển và chương trình dự án đã được duyệt thì hàng năm chúng ta vay theo tiến độ”, ông nói.

Sắp tới đây Chính phủ sẽ có báo cáo với Quốc hội chi tiết hơn về vấn đề nợ công, Phó thủ tướng “hứa”.

(Theo Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Đại biểu Quốc hội phê phán điều hành thị trường vàng của NHNN
  • Sửa Hiến pháp: Cần giải trình nội dung không tiếp thu
  • Chỉ báo tình trạng suy giảm kinh tế đang rõ nét hơn
  • Lương thấp, sao vẫn “chạy” vào làm Nhà nước?
  • Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm: Khó đoán kết quả!
  • Tiền đâu mà tăng... CPI?
  • “Trụ đỡ” nền kinh tế đang lung lay?
  • Tỷ lệ thất nghiệp: “Thêm một số 0 vẫn đúng”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi