Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủ tướng: Việt Nam hướng tới “chuẩn” quốc tế về giám sát tài chính

Thủ tướng: Việt Nam hướng tới “chuẩn” quốc tế về giám sát tài chính
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng quá trình liên kết, hội nhập sâu trong lĩnh vực tài chính, tăng cường liên kết chính sách kinh tế vĩ mô đã góp phần quan trọng cho Đông Á khắc phục hậu quả khủng hoảng tài chính - Ảnh: VGP.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, trong bài phát biểu tại hội nghị “Khuôn khổ ổn định và giám sát tài chính trong môi trường nhiều biến động” khai mạc tại Hà Nội sáng 27/11, đã nói rằng Việt Nam đang cố gắng đạt tới các chuẩn quốc tế về ổn định và giám sát tài chính.

Thông điệp này được đưa ra trước khoảng 400 quan chức và chuyên gia tài chính ngân hàng trong và ngoài nước đang có mặt tại Hà Nội để thảo luận về hệ thống tài chính khu vực Đông Á vốn đang chứng kiến nhiều diễn biến phức tạp trong thời gian qua.

"Trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế và Việt Nam tiềm ẩn nhiều bất ổn, việc tổ chức hội nghị này cho thấy quyết tâm trong cải cách hệ thống tài chính theo hướng an toàn, vững chắc, tạo tiền duy trì đà tăng trưởng và phát triển bền vững", Thủ tướng nói. "Chúng tôi đang tập trung tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng theo hướng ổn định và tăng cường giám sát theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tăng cường kết nối với khu vực và quốc tế nhằm đối phó hiệu quả với những rủi ro của hệ thống tài chính".

Đánh giá về hệ thống tài chính khu vực Đông Á hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng quá trình liên kết, hội nhập sâu trong lĩnh vực tài chính, tăng cường liên kết chính sách kinh tế vĩ mô đã góp phần quan trọng cho Đông Á khắc phục hậu quả khủng hoảng tài chính trước đây và giảm nhẹ tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu.

"Trong quá trình này, nhiều nền kinh tế Đông Á đã thực hiện cải cách toàn diện và sâu sắc hệ thống thể chế tài chính, đổi mới cơ chế phối hợp trong giám sát tài chính và đề cao vai trò của các tổ chức tài chính quốc tế nhằm vận dụng tối đa kinh nghiệm và phát huy hiệu quả các giải pháp triển khai, củng cố nền tảng cho phục hồi kinh tế toàn cầu cũng như tạo ra diện mạo và cấu trúc mới cho hệ thống tài chính thế giới", ông nói.

Theo ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, những hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu và diễn biến phức tạp hiện nay trên thị trường tài chính thế giới đang đặt hệ thống tài chính khu vực Đông Á trước không ít rủi ro, đòi hỏi phải tiếp tục lộ trình cải cách, tăng cường phối hợp chính sách và giám sát thị trường tài chính hiệu quả để xây dựng hệ thống tài chính Đông Á an toàn hơn, bền vững hơn.

Chính vì vậy, nội dung chính của hội nghị lần này là cập nhập và trao đổi thông tin về diễn biến của kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính quốc tế; đánh giá tính ổn định và bền vững của thị trường tài chính khu vực Đông Á bao gồm khuôn khổ pháp lý, chuẩn mực an toàn, chính sách thận trọng; giám sát và điều phối giám sát; khả năng phản ứng trước những biến động từ bên ngoài; sự cần thiết cũng như cơ chế phối hợp và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan hoạch định chính sách và cơ quan giám sát tài chính trong môi trường đầy biến động và thách thức…

Ngoài ra, hội nghị cũng sẽ là kênh hữu ích để chuyển tải thông điệp mạnh mẽ về nỗ lực của Việt Nam trong việc tăng cường tính minh bạch, cũng sự tích cực và chủ động trong hội nhập kinh tế và tài chính quốc tế.

(Theo Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Lợi ích nhóm và ủy ban độc lập
  • Bỏ quy định chi tiền phạt bồi dưỡng cảnh sát giao thông
  • “Có chiến tranh, Quốc hội hoạt động thế nào?”
  • Tổng nợ của tập đoàn, tổng công ty nhà nước là bao nhiêu?
  • Lương “khủng” của Petrolimex: “Sẽ báo cáo bằng văn bản”
  • Bộ trưởng lý giải chuyện “thuốc Trung Quốc nhưng giá Mỹ”
  • 6 ngành ngốn gần 100.000 tỷ đồng nợ xấu
  • Quốc hội chấp thuận tăng lương từ 1/7/2013
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi