Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghiệp giải trí trước cú hích 3D: Bắt tay nhau khai thác thị trường

Cơn sốt 3D và thành công của Avatar đã khiến đầu tư xây dựng rạp chiếu 3D là hướng đi bắt buộc của những nhà phát hành, kinh doanh rạp.

Phim 3D đang rất hấp dẫn giới trẻ. Ảnh: Hồng Thái

Từ năm 1995, 1996, phim 3D đã có mặt tại Việt Nam. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Nhật Bản và nhà văn hoá điện ảnh Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, số lượng phim chỉ có một nên khán giả sau khi thoả mãn trí tò mò cũng không thể thưởng thức thêm.

Liên tục thêm rạp chiếu

Sau Tân Sơn Nhất, công ty văn hoá Suối Tiên hay trung tâm văn hoá Tân Bình cũng triển khai hoạt động 3D nhưng cũng chỉ phục vụ trẻ em là chính. Mãi đến khi có sự tái xuất hiện của James Cameron, cha đẻ của siêu phẩm Avatar với chiếc kính xem phim hai màu, 3D mới làm mưa làm gió trong lòng khán giả. Cũng từ đó, đầu tư vào phòng chiếu 3D trở thành xu hướng bắt buộc của những đơn vị phát hành phim, kinh doanh rạp chiếu.

Trên cơ sở vật chất của rạp chiếu 2D thông thường nhưng phải đầu tư một hệ thống máy chiếu, âm thanh… hoàn toàn khác với đòi hỏi kỹ thuật cao, mới có thể phục vụ khán giả xem phim 3D. Điều này khiến giá đầu tư cho 3D không nhỏ. Bình quân, mỗi rạp chiếu 3D của Megastar được đầu tư gần 500.000 USD. Thế nhưng, chỉ với hai phòng chiếu 3D như ban đầu ở Megastar Hùng Vương và Vincom Hà Nội thực sự chưa đủ phục vụ nhu cầu của khán giả Việt Nam.

Phân tích thị trường, ông Brian Hall, tổng giám đốc Megastar cho rằng: “3D không là trào lưu nhất thời vì vẻ đẹp lộng lẫy của Avatar. Nó là xu hướng cả về sản xuất lẫn thưởng thức của thế giới”. Vì điều này mà khi đơn vị này vừa đầu tư thêm ba rạp chiếu tại TP.HCM và Hà Nội. Tính đến nay, Megastar đã chi hơn 2,5 triệu USD cho 3D. Ông Brian Hall cho biết, với số vốn đầu tư như thế, có thể gần ba năm sau, Megastar có thể lấy lại được số vốn đã đầu tư cho 3D.

Phía Galaxy cũng bỏ ra gần 800.000 USD để mang đến ba phòng chiếu 3D cho khán giả tại Galaxy Nguyễn Du, Nguyễn Trãi và sắp tới là Galaxy Tân Bình. Ông Phan Tô Hồng Hải, phó tổng giám đốc Galaxy Cinema cho biết, dù đi sau nhưng đơn vị này vẫn không lo ngại vì hiện nay, khoảng trống trên thị trường 3D còn rất lớn.

Bắt tay chia thị trường

3D sẽ phát triển lâu dài

Sự phát triển ồ ạt của 3D khiến nhiều người hồ nghi về khả năng tồn tại của phương cách giải trí này. Nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là cơn sốt tạm thời. Theo tôi, sự tồn tại của 3D sẽ khá lâu. Từ tò mò, thử nghiệm, khán giả sẽ dần quen và 3D sẽ trở thành nhu cầu thiết yếu vì rõ ràng 3D sống động hơn phim bình thường rất nhiều. Xu hướng này không thể bị 4D lấn át vì 4D chỉ thích hợp với phim khoa học ngắn. Làm phim truyện 4D lúc này là không khả thi.

(theo ông Phan Tô Hồng Hải, phó tổng giám đốc Galaxy Cinema)

Chính thức từ ngày 9.4, cả hai “đại gia” trong lĩnh vực đầu tư rạp chiếu và phát hành phim tại Việt Nam là Megastar và Galaxy đều cùng có mặt trong việc công chiếu bộ phim 3D thứ ba của thế giới: Cuộc chiến giữa các vị thần.

Là đối tác chính của Warner Brother, đơn vị sản xuất Cuộc chiến giữa các vị thần, Galaxy bắt kịp nhịp của thị trường 3D dù rằng chậm chân đầu tư hơn cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đến phim 3D mới nhất, Bí kíp luyện rồng, Galaxy vẫn có thể công chiếu tại Việt Nam cùng lúc với Megastar dù rằng, nhà sản xuất phim này là Dreamwork, “bạn hàng” của Megastar. Ông Hải tiết lộ: “Khác với trước đây, vì cạnh tranh, mỗi đơn vị tranh thủ công chiếu phim mình nhận phát hành tại cơ sở của mình trước, chúng tôi đã có những cuộc thương thảo, bàn bạc với Megastar để có thể thống nhất lịch chiếu phù hợp cùng nhau”. Theo ông Hải, với thị trường tiềm năng này, quan điểm cạnh tranh là không có bởi tính hấp dẫn của phim 3D còn rất lớn nên mỗi đơn vị đều có nhiều cơ hội. “Cả Galaxy và Megastar đều có phân khúc khách hàng riêng. Chúng tôi chọn giải pháp cùng nhau phát triển”, ông Hải nhấn mạnh.

Với cái bắt tay giữa hai ông lớn này, những đơn vị chậm chân trong cuộc đua 3D có lẽ sẽ mất nhiều cơ hội.

(Theo Phương Quyên // SGTT Online)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Ngành giấy tăng giá: Lao đao ngành in ấn
  • Giải “cơn khát” nguyên liệu mía đường
  • Sản xuất, kinh doanh phân bón “lọt” vào tầm ngắm
  • Cần có chiến lược sản xuất thức ăn chăn nuôi !
  • Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghiệp Hà Nội Hỗ trợ bằng cơ chế đặc biệt
  • Công nghiệp phụ trợ: Loay hoay tìm hướng đi
  • Công nghiệp chế biến đang “dẫn dắt” sản xuất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container