Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghiệp hỗ trợ: Thiếu chủ động từ DN nội

Ôtô là một trong những ngành cần nhiều các linh kiện, phụ tùng từ CNHT

Giám đốc Canon VN đã từng bộc bạch khi hãng này thâm nhập thị trường VN từ năm 2001 với 7 công ty Việt đối tác, đến nay đã có mối quan hệ làm ăn với khoảng 100 doanh nghiệp VN. Tuy nhiên tất cả các mối làm ăn đều do phía công ty Canon phải chủ động đi lùng từ... danh bạ điện thoại chứ chưa hề có DN VN nào chủ động tìm đến Canon.

Điều này thể hiện rõ thực trạng của nền CN hỗ trợ của VN, vừa yếu, thiếu lại chưa chủ động đi tìm khách hàng cho mình mà vẫn để mặc cho DN nhập khẩu linh phụ kiện.

Từ cái ốc vít...

Việc nhà đầu tư chỉ chú trọng vào khâu lắp ráp được xem là hệ quả của chính sách thu hút đầu tư lệch pha với mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của VN thời gian qua. Điều này không chỉ tạo mảnh đất màu mỡ cho nhập siêu mà đang là rào cản cho mục tiêu công nghiệp hóa của VN. Một DN Nhật Bản đã ngạc nhiên khi được biết VN chỉ cung ứng được thùng các-tông và ông đã bị sốc khi nghe nói các doanh nghiệp sản xuất rượu của Nhật Bản tại VN còn phải nhập khẩu đến cả chai rượu. Hay ví dụ về việc Công ty Daihatsu (Nhật) đã từng sang VN tìm kiếm nhà cung ứng ốc vít, nhưng khảo sát tới 64 DN mà không lựa chọn được nhà cung ứng nào đạt tiêu chuẩn quốc tế. Canon cũng phải mất một thời gian dài mới tìm được nhà cung ứng tại VN, song 90% trong số đó lại là DN có vốn đầu tư nước ngoài đã cho thấy sự yếu kém của CNHT VN.

Theo các chuyên gia, CNHT tạo giá trị gia tăng cho ngành sản xuất công nghiệp, góp phần phát triển năng lực sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay 70-80% sản phẩm hỗ trợ của các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp vẫn phải nhập khẩu. VN được biết đến với lợi thế so sánh là nguồn nhân lực có chi phí thấp. Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm là khi nào VN có được nguồn nhân lực chất lượng? Công nghiệp hóa VN còn thiếu và yếu ở nguồn nhân lực, trình độ tay nghề cũng như chuyên môn. Ví dụ, Tập đoàn Intel của Mỹ đầu tư cơ sở sản xuất nên cần nguồn nhân lực rất lớn. Đến thị trường VN, tập đoàn này đã phải ngã ngửa vì thất vọng khi hàng nghìn người thi tuyển, chỉ lấy được vài chục người. Đây là một điều chưa từng xảy ra đối với tập đoàn Intel ở các nước Đông Nam Á.

Đến chủ động của DN

Theo Tổng cục Hải quan, trong năm tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may và da giày đạt 5,66 tỷ USD nhưng nhập khẩu nguyên phụ liệu đã lên đến 3,7 tỷ USD.

Tuy còn rất nhiều những hạn chế và khó khăn nhưng trong những năm gần đây ngành CNHT đã có những sự tiến bộ ít nhiều. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, ngành CNHT ở nước ta hiện nay đã thành công ở lĩnh vực sản xuất xe máy và điện gia dụng. Ngành sản xuất xe máy có các tập đoàn lớn của Nhật Bản, đặc biệt là Đài Loan đầu tư góp vốn liên doanh xây dựng các nhà máy sản xuất linh kiện, phụ tùng, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu về phụ tùng trong nước. Tương tự, ngành điện gia dụng cũng đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 70-80%. Những ngành còn lại hầu như chỉ đạt đến mức độ gia công giai đoạn cuối của sản phẩm.

Hiện cả nước có khoảng 30 ngành kinh tế kỹ thuật cần đến CNHT, trong đó có một số ngành chủ yếu như dệt may, da giày, cơ khí lắp ráp, điện tử-tin học... CNHT đòi hỏi có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Theo các chuyên gia, phía Nhà nước nên đầu tư vào CNHT đối với những ngành quan trọng cần chi phối, những ngành công nghệ cao, những ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội... Các DNNN cũng có thể liên doanh liên kết để thành lập các DN vệ tinh, sản suất sản phẩm hỗ trợ phục vụ cho bản thân DN và cho xã hội. Bên cạnh đó, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về thuế và về thông tin và sự hợp tác quốc tế ở bình diện quốc gia. Đặc biệt cần phải nâng cao khả năng cấp tín dụng cho DN đầu tư CNHT. Đồng thời với nó là đưa ra những ưu đãi về chính sách kết hợp giữa tín dụng và chính sách hỗ trợ cho CNHT, tín dụng ưu đãi kết hợp giữa chế độ bảo đảm tín dụng và bù lãi suất đối với ngành CNHT.

Theo ông Nguyễn Hoàng - Tổng giám đốc Cty CP Đầu tư phát triển N&G, từ trước đến nay chúng ta mới quan tâm đến liên doanh thông qua việc góp vốn đầu tư, gia công sản phẩm đơn giản thì đã đến lúc các DN cần phải coi trọng liên doanh, liên kết dưới dạng đối tác chiến lược, DN vệ tinh, chuyển nhượng bản quyền, thương hiệu. Trước mắt với những chi tiết tương đối dễ gia công, chế tạo, các DN VN có đủ khả năng đảm nhận được ngay và điều này cũng rất quan trọng bởi việc hỗ trợ cho các DN VN phát triển trình độ kỹ thuật của mình, sẵn sàng đón nhận chuyển giao kỹ thuật, sản xuất từ các DN có vốn nước ngoài là hết sức cần thiết còn việc sản xuất những chi tiết quan trọng, đòi hỏi kỹ thuật gia công cao ở VN sẽ do các DN có vốn nước ngoài đảm nhận. Trong tương lai công việc đó sẽ chuyển sang cho các DN VN.

Tuy nhiên, để “tiếp nhận” được những công nghệ này, các DN VN cũng cần hết sức chủ động trong việc tìm kiếm đối tác, thị trường... chứ không còn để những lời phàn nàn như của Giám đốc Canon VN lặp lại.

Đầu tháng 6 vừa qua, Bộ Công Thương cũng đã trình Chính phủ đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ dành cho năm ngành công nghiệp mũi nhọn bao gồm sản xuất nguyên phụ liệu dệt- may, da-giày, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô và cơ khí chế tạo. Theo đề án, các ngành công nghiệp này sẽ được ưu đãi đầu tư, phát triển thị trường; ưu đãi về khoa học công nghệ, về hạ tầng cơ sở, đào tạo nguồn nhân lực. Ngoài ra, doanh nghiệp có dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng sẽ được vay tối đa đến 85% tổng vốn cố định cho dự án từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển.

(Theo Phương Thảo // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Giá trị sản xuất công nghiệp các tỉnh ven biển miền trung - Tây Nguyên tăng 34%
  • Phát triển công nghiệp trung du, miền núi Bắc Bộ
  • Tồn kho hay sản xuất đón đầu
  • Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Bao giờ?
  • Công nghiệp hỗ trợ cần... hỗ trợ
  • Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu thu hút vốn FDI
  • Chủ động nguồn nguyên liệu để bình ổn giá giấy
  • Bông vải hay thời trang?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container