Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển công nghiệp trung du, miền núi Bắc Bộ

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Ngọc Hà/TTXVN)
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, những tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất công nghiệp của 14 tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ tuy đạt tốc độ tăng trưởng khá (33,4%) so với cùng kỳ nhưng quy mô sản xuất công nghiệp vẫn được đánh giá là nhỏ bé, trình độ kỹ thuật còn hạn chế, năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả kinh doanh chưa cao.

Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chế biến vẫn ở dạng chế biến thô và gia công; có rất ít các sản phẩm công nghiệp giá trị gia tăng lớn. Trong khi đó, sự liên kết vùng, liên kết ngành giữa các tỉnh trong vùng còn chưa được thực hiện tốt nhằm khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của các tỉnh.

Để phát triển công nghiệp trong vùng, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương căn cứ vào quy hoạch ngành, quy hoạch vùng và thế mạnh của khu vực để tăng cường liên kết, phối hợp với nhau nhằm thực hiện liên kết vùng hiệu quả.

Cùng với tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các quy hoạch đã được phê duyệt, các tỉnh còn rà soát, bổ sung điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020 làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư đồng thời tập trung nguồn lực đẩy mạnh sản xuất những mặt có thế mạnh, truyền thống, nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm xuất khẩu.

Bộ Công Thương còn yêu cầu các địa phương tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp làm động lực tăng trưởng kinh tế, phát triển đô thị và dịch vụ; trong đó lựa chọn và tạo điều kiện cho nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã có quy hoạch.

Đặc biệt, bộ sẽ tăng cường triển khai các hoạt động khuyến công trên địa bàn khu vực nhằm khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất.

Cục Công nghiệp địa phương sẽ làm đầu mối hướng dẫn các Sở Công Thương các tỉnh vùng trung du, miền núi Bắc bộ thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công thương trên địa bàn./.

(TTXVN/Vietnam+)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Tồn kho hay sản xuất đón đầu
  • Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Bao giờ?
  • Công nghiệp hỗ trợ cần... hỗ trợ
  • Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu thu hút vốn FDI
  • Chủ động nguồn nguyên liệu để bình ổn giá giấy
  • Bông vải hay thời trang?
  • Muối vẫn chưa hết... đắng
  • Bỏ hạn ngạch và điều tiết bằng chính sách thuế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container