Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghiệp hỗ trợ cần... hỗ trợ

Việc cải thiện năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp hỗ trợ đang trở nên khó khăn, vì không còn hàng rào bảo hộ như trước
Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ lại được nhắc đến như một trong những chìa khoá cho phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, bản thân ngành này lại vẫn đang trong vòng luẩn quẩn.
 
Trong hội thảo khoa học Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp cho giai đoạn 2010-2011 vừa được Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại thông báo, ông đã nhận nhiệm vụ trở thành Trưởng đoàn liên ngành nghiên cứu chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Chính phủ.

Cần phải nói rõ là, thông báo trên được đưa ra sau bài phát biểu của ông Kennichi Ohno, Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) với những cảnh báo quen thuộc về sự trì trệ của các kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam. Ông Ohno thẳng thắn khi nhận xét rằng, ông không nhìn thấy quy hoạch tổng thể công nghiệp hỗ trợ, cũng như kế hoạch hành động trong mục tiêu của Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, cũng như Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm tới của Việt Nam.

Với động thái này, rất có thể, Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn 2020 được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) phê duyệt từ năm 2007 sẽ thoát khỏi cảnh nằm trên giấy vì không có một định hướng chính sách, ưu tiên khuyến khích cụ thể nào cho việc phát triển ngành công nghiệp tiền đề này được đưa ra trong thời gian qua.

Tuy nhiên, thách thức lớn đang đặt ra với đoàn liên ngành khi môi trường và điều kiện kinh doanh hiện tại đã khác rất nhiều so với năm 2007. Ông Trương Đình Tuyển cũng thừa nhận, việc cải thiện năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp hỗ trợ đang trở nên khó khăn, vì không còn hàng rào bảo hộ các doanh nghiệp sản xuất trong nước như trước. “Trong bối cảnh này, nếu chính sách nhà nước không phù hợp, thì công nghiệp hỗ trợ không phát triển được”, ông Tuyển phân tích và cho rằng, hệ thống chính sách dành cho ngành công nghiệp hỗ trợ cần phải gắn chặt với các chính sách về cơ cấu kinh tế và phát triển vùng.

Hiện tại, cơ cấu công nghiệp của Việt Nam vẫn thiên về thâm dụng lao động, giá trị gia tăng thấp. Trong số 26 sản phẩm/112 nhóm sản phẩm có mức đóng góp vào GDP trên 1%, thì chủ yếu là nông nghiệp và dịch vụ. Chỉ có 5 sản phẩm chế biến có tên trong danh mục các sản phẩm chiếm 0,5-1% GDP. Giá trị gia tăng các ngành công nghiệp đang giảm dần trong vòng 10 năm qua, từ khoảng 40% vào năm 2000 xuống còn khoảng 30% vào giai đoạn hiện tại.

Không những thế, một số ngành công nghiệp được nhắc tới trong chiến lược đã thay đổi khá nhiều do sự tác động của thị trường cạnh tranh. Ngành điện tử gần như trở về mốc khởi điểm sau khi Sony đóng cửa nhà máy tại Việt Nam. Kéo theo đó là sự biến mất của những thương hiệu công nghiệp điện tử trong nước như Hanel, Biên Hoà, Tân Bình do phải phụ thuộc hoàn toàn vào phụ kiện của liên doanh. Các doanh nghiệp trong ngành nhựa chỉ mạnh về nhựa tiêu dùng, chứ không nhiều khả năng cung cấp linh kiện nhựa. Ngay cả ngành ô tô, đóng tàu với khá nhiều ưu ái dường như cũng chưa thoát ra được bài toán nội địa hoá khi phải nhập cả que hàn…

Trong khi đó, chi phí của nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng chi phí trung gian, đặc biệt là chi phí trung gian thương mại tăng cao nhất. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, chi phí trung gian thương mại tăng tới 3,9 điểm phần trăm. Cơ cấu chi phí đầu vào trung gian cũng tăng tới 5,1 điểm phần trăm trong giai đoạn 2003-2007.

Như vậy, vòng luẩn quẩn ở chỗ khi Việt Nam không còn lợi thế riêng về giá nhân công, mặt bằng rẻ trong thu hút đầu tư, thì lại không bắt kịp được điều kiện được ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp là nhắm đến những thị trường có thể đáp ứng tốt nhất việc sản xuất các sản phẩm của họ, trong đó sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ là một trong những tiêu chí rất quan trọng.

Trở lại kế hoạch hành động cho Chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ đã được xây dựng, nhiều câu hỏi đặt ra rằng, có phải đóng tàu, ô tô là các ngành công nghiệp hỗ trợ cần phải có chính sách hỗ trợ hay không. Về vấn đề này, ông Trần Văn Thọ, Giáo sư Đại học Waseda Nhật Bản cho rằng, những lĩnh vực sản xuất linh kiện, bộ phận, vật liệu trung gian mới thực sự là các ngành sản xuất cần chiến lược để có chính sách nuôi dưỡng thích hợp. Có thể, chính sách phát triển cho công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam lại phải bắt đầu từ việc xác định rõ đối tượng thuộc công nghiệp hỗ trợ là gì.

(Theo // Báo đầu tư)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu thu hút vốn FDI
  • Chủ động nguồn nguyên liệu để bình ổn giá giấy
  • Bông vải hay thời trang?
  • Muối vẫn chưa hết... đắng
  • Bỏ hạn ngạch và điều tiết bằng chính sách thuế
  • Lại một mùa muối... đắng!
  • Các ngành vào cuộc bình ổn thị trường phân bón
  • Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu về thu hút FDI
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container