Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghiệp Việt Nam: Rầm rộ và...lặng lẽ

Trong thời gian qua, VN đã chú trọng phát triển rất nhiều ngành công nghiệp và mỗi ngành đều có những chiến lược, giải pháp riêng hướng tới một sự phát triển mạnh mẽ, bao gồm cả sự phát triển bền vững. Nhưng thực tế thì sao? Thiếu chiều sâu và yếu về cạnh tranh nếu không muốn nói là không thể cạnh tranh nổi. Đặc biệt là việc quá phụ thuộc vào đối tác cũng như công nghệ từ ngoài.  

Lắp ráp xe máy tại nhà máy Honda VN

Chúng ta có thể hiểu được phần nào điều này khi nhìn ở góc độ về sự phát triển của công nghiệp xe máy trong thời gian qua và một phần nào đó là ngành công nghiệp ôtô, ở sự tham gia của các DN đơn thuần, có vốn 100% của VN.

Rầm rộ làm... rồi lặng lẽ biến mất

Đến thời điểm hiện nay, sự vắng bóng các thương hiệu, các mẫu về xe máy của các DN thuần Việt vẫn khiến không ít người bất ngờ, cho dù họ đã dự đoán được điều đó. Bởi, đã có một thời gian khoảng 4 - 10 năm về trước VN xuất hiện một tình trạng các DN đua chen làm xe máy, ôtô. Nói muốn là vào thời điểm đó để “được làm, đủ tiêu chuẩn để làm” trong lĩnh vực này là cả một vấn đề không hề đơn giản, nếu không muốn nói là quá khó khăn. Đầu tư nhiều hay ít chúng tôi sẽ đề cập ở một bài viết khác, nhưng cũng nhờ “phong trào” đó với sự tham gia của hơn 100 DN mà giá xe máy, một phần nào đó là ôtô cũng có giảm chút ít. Sự phát triển đã có lúc tưởng chừng như các DN đơn thuần Việt có thể “nuốt chửng” các liên doanh trong nước cũng như xe máy nhập khẩu (dù về bản chất thì những loại xe do các DN này lắp ráp vẫn chủ yếu là nhập đa phần bộ linh kiện và linh kiện). Minh chứng cho điều này là đã có lúc thị phần của các DN này lấn át các liên doanh (trên 60% sản lượng xe bán ra), và để đến mức một “ông lớn” như Honda VN cũng phải “đau đầu tìm cách đối phó” và cuối cùng cũng tìm ra được, làm ra được mẫu xe phù hợp để cạnh tranh đối với xe máy Trung Quốc do các DN trong nước lắp ráp. Đó chính là mẫu xe Wave Alpha với giá rẻ nhất trong tất cả các loại xe do Honda VN lắp ráp, sản xuất và đương nhiên thì chất lượng cũng tương đương với giá. Với số lượng các DN trong nước áp đảo so với liên doanh nên mẫu mã, chủng loại xe máy thời điểm đó cũng xuất hiện liên tục, quảng bá rầm rộ, kể cả những mẫu xe được gọi là nhái kiểu dáng, nhái nhãn hiệu. Người tiêu dùng cũng như nhiều nhà quản lý vẫn nhớ mãi những “đại gia Việt” như T&T, TMT, Lisohaka, Detech, Hoa Lâm... và cứ nghĩ rằng sự phát triển đó sẽ vẫn tiếp tục trong một thời gian dài. Với suy nghĩ này, cũng đã từng có ba DN định kết hợp với nhau để tạo ra cái gọi là Tập đoàn xe máy VN, nhưng rồi cũng dần vào quên lãng. Lâu lắm rồi không thấy ai nhắc tới nữa. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là những DN này chỉ áp đảo được các liên doanh trong một thời gian ngắn và cũng chủ yếu áp đảo về số lượng với các chủng loại xe có chất lượng trung bình. Thực ra cũng có nhiều DN đề ra những định hướng, mục tiêu phát triển lâu dà, đầu tư chiều sâu, thành lập viện nghiên cứu...nhưng tất cả cũng chỉ dừng lại ở mức độ có cho vui mà thôi. Cũng đã đến mấy năm nay, sự xuất hiện mẫu mã, các chủng loại xe máy mới và chính tên tuổi một thời “dậy sóng” thị trường của các DN 100% vốn VN gần như rất ít. Họ đang dần dần, lặng lẽ rút lui khỏi thị trường? Có lẽ vậy. Nói có lẽ là bởi một số DN chuyển đổi ngành nghề, một số ít, rất ít, chỉ khoảng 10 DN vẫn tham gia thị trường nhưng không mấy nổi, vừa lắp ráp, vừa nhập khẩu. Nhiều DN khác lại chọn cho mình con đường trở thành nhà cung cấp phụ tùng, linh kiện cho các liên doanh chứ không lắp và bán xe như trước nữa, nghĩa là không chủ động đưa ra được những mẫu mã, chủng loại xe máy mới. 

Trái ngược lại với sự co nhỏ hay rút lui của các DN 100% vốn VN thì các liên doanh lại vẫn tiếp tục phát triển mạnh, ăn nên làm ra, kể cả những DN mới ra đầu tư vào VN như Piaggio. Nói chung, các liên doanh nước ngoài trong lĩnh vực xe máy vẫn phát triển một cách mạnh mẽ, gia tăng sản lượng, xây nhà máy mới như: Honda VN, Yamaha VN, Piaggio VN, Suzuki...

Bài học về đầu tư chiều sâu

Trong lĩnh vực phát triển công nghiệp, cơ hội không có nhiều, nhất là trong bối cảnh đi sau. Vì vậy, biết nắm bắt cơ hội là điều quan trọng, nhưng biết phát huy cơ hội đó để phát triển lâu dài, bền vững, để cạnh tranh là điều còn khó hơn.

Với ngành công nghiệp xe máy VN, có thể khẳng định các DN nói chung đã có một cơ hội rất tốt mà bằng chứng là có một thị trường lớn, nhu cầu rất cao, đa dạng, lâu dài. Chính các DN, nhất là các DN 100% vốn trong nước đã bắt cơ hội rất nhanh, lựa chọn đúng phân khúc thị trường (Ban đầu tập trung vào các loại xe máy giá rẻ). Đó được gọi là một sự thành công. Vậy tại sao sự thành công đó lại ngắn, các DN lại phải nhường sân cho các liên doanh?

Có nhiều nguyên nhân được mổ xẻ, nhưng như các chuyên gia và bản thân các DN thì thất bại này do mấy nguyên nhân chính:

Thứ nhất, phụ thuộc quá nhiều, phần lớn vào công nghệ lẫn thiết bị, linh kiện từ nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc không phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ.

Thứ hai, cũng liên quan đến yếu tố này là vấn đề phát triển manh mún, do nhìn thấy thị trường tốt nên quá nhiều DN lao vào, nhưng đầu tư vẫn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, thiếu động lực cũng như tiềm lực mới để tiếp tục đầu tư, phát triển.

Thứ ba, nguyên nhân quan trọng nhất là chỉ tập trung quá nhiều đến thị trường mà thiếu hẳn việc nghiên cứu, đầu tư chiều sâu, làm chủ công nghệ. Đánh giá về các DN 100% vốn trong nước đều cho thấy hầu hết các DN đều nhập công nghệ ở mức thấp từ Trung Quốc nhưng vẫn không làm chủ được công nghệ đó và khi đối tác ( nhà cung cấp công nghệ, thiết bị...) không cùng tham gia nữa thì đành chịu, không làm chủ được chứ chưa nói đến việc phát triển công nghệ ở mức cao hơn. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu hẳn các kiểu dáng, mẫu mã xe và những tính năng mới do DN VN nghiên cứu, đưa ra ( chủ yếu là copy lại)

Thứ tư là thiếu sự nhạy cảm, sự tính toán kỹ lưỡng về nhu cầu của thị trường. Mặc dù thời gian đầu, nhu cầu về những loại xe giá rẻ  cao, nhưng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng lên, nhất là về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng. Và vì không chịu đầu tư chiều sâu để tăng chất lượng nên các DN này vẫn chỉ cung cấp được các loại xe đã quá cũ ( cả về mẫu mã lẫn chất lượng). Ngược lại, phần lớn các liên doanh lại nhận định rất tốt nhu cầu của thị trường với việc ban đầu thì tập trung cho xe giá rẻ, xe trung bình, xe số và chọn được thời điểm để tung ra các sản phẩm xe cao cấp, xe tay ga chất lượng cao mà điển hình là Honda và Piaggio.

Về bản chất thì những nguyên nhân này lồng ghép, liên quan với nhau và những nguyên nhân đó không chỉ là bài học đối với ngành xe máy.

Linh Anh // Nguồn: Diễn Đàn Doanh Nghiệp

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Bức tranh ảm đạm của ngành vận tải biển
  • Nhật giúp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ VN
  • Nhãn được mùa, người chế biến long nhãn lỗ lớn
  • Gỡ bỏ rào cản để khơi thông nguồn vốn huy động
  • Doanh nghiệp Thái Lan chú ý “vùng trống” của Việt Nam
  • Doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm ngành chăn nuôi: Miếng bánh siêu lợi nhuận
  • Phát triển công nghiệp phụ trợ: “Nói khá nhiều, làm rất ít”
  • Công nghiệp hỗ trợ TP HCM : “Sân chơi” dành cho DN nước ngoài
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container