Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm ngành chăn nuôi: Miếng bánh siêu lợi nhuận

Được xem là quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp nhưng thật đáng buồn khi nhắc đến ngành chăn nuôi VN, những cái tên lớn nhất giờ đây đều thuộc về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.


 

 

Nguồn: Công ty CP Việt Nam - Đồ họa: VĨ CƯỜNG - Ảnh: H.T.VÂN

Trong khi các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước cho rằng đầu tư vào nông nghiệp khó thành công vì rủi ro cao thì gần 20 năm qua rất nhiều công ty nước ngoài đến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và đạt những thành quả cực kỳ ấn tượng.

Doanh thu trên 1 tỉ USD

Trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất VN năm 2010 (VNR500), hẳn không ít người sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng xếp ở vị trí thứ 23, chỉ sau những tập đoàn lớn của Nhà nước, ngân hàng lớn là một công ty kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp, đó là Công ty cổ phần chăn nuôi CP VN (CPVN). Càng ngạc nhiên hơn khi mới đây ông Sooksunt Jiumjaiswanglerg, tổng giám đốc CPVN, công bố doanh thu của công ty năm 2010 đạt 1,1 tỉ USD.

Năm 1993, CPVN (thành viên của Tập đoàn CP Thái Lan) được cấp giấy phép đầu tư vào VN với hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chế biến thức ăn gia súc và sản xuất gà giống. Đến nay, CPVN đã phát triển thành một công ty khép kín về nông nghiệp với các ngành sản xuất kinh doanh như hạt giống, thức ăn chăn nuôi và thủy sản, giống heo, gà và thủy sản, thiết bị chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, nuôi gia công heo, gà và chế biến thực phẩm.

Sau 18 năm có mặt tại VN, CPVN trở thành một trong những công ty lớn nhất trong lĩnh vực nông nghiệp và chiếm thị phần lớn nhất trong nhiều ngành nghề chăn nuôi. Theo ông Sooksunt Jiumjaiswanglerg, hiện nay CPVN đang nắm giữ 40% thị phần thịt gà công nghiệp, 50% thị trường trứng gà công nghiệp và 18-20% thị phần thức ăn gia súc của VN. Ngoài ra, công ty này cũng đang nắm 5% tổng đàn heo (trong tổng số 32 triệu con của VN mỗi năm).

Ông Sooksunt Jiumjaiswanglerg cũng khẳng định CPVN sẽ phát triển toàn diện và rất nhanh trong thời gian tới. Trong đó, riêng ngành sản xuất thức ăn gia súc, mỗi năm CPVN sẽ cho ra đời một nhà máy sản xuất, tiếp tục phát triển hệ thống chăn nuôi gà và heo. Ngành chế biến thực phẩm của CPVN ở Thái Lan rất thành công và công ty đang áp dụng mô hình đó tại VN bằng việc xây dựng một nhà máy chế biến thực phẩm ở Phú Nghĩa (Hà Nội) với công nghệ hiện đại. Bên cạnh lĩnh vực chăn nuôi, CPVN cũng đang phát triển rất mạnh ra thị trường thủy sản bằng việc xây dựng nhà máy chế biến tôm ở Huế, tổ chức vùng nuôi trồng và nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu tại Bến Tre.

Phát triển “thần kỳ”

 

Ép đối tác?

Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Bình Phước, nhiều người chăn nuôi theo hình thức gia công cho Công ty CPVN đang rất bức xúc vì công ty này không cam kết đúng thỏa thuận như khi mời gọi họ đầu tư. Trong đó tập trung vào việc CPVN bán các thiết bị xây dựng chuồng trại đắt hơn 20-30% giá sản phẩm cùng loại trên thị trường, hợp đồng bắt gà sau 42-45 ngày nhưng công ty thường để đến trên 50 ngày, toàn bộ chi phí thức ăn tăng thêm và thiệt hại do gà chết vì quá ngày tuổi người dân đều phải chịu.

Trao đổi với báo chí, ông Sooksunt Jiumjaiswanglerg cho biết hiện tượng trên chỉ xảy ra ở một vài hộ dân trong tổng số 20.000 hộ hợp tác với công ty. Hiện ông đã chỉ đạo cho cấp dưới điều tra thiệt hại và tìm biện pháp hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi do lỗi của công ty.

Không chỉ có CPVN, hàng loạt công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh giữa VN và nước ngoài khác trong lĩnh vực nông nghiệp cũng đều có những bước phát triển vượt bậc và trở thành những công ty chiếm phần lớn thị phần ngành chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi tại VN.

Trong lĩnh vực chăn nuôi gà công nghiệp, thị trường trong nước hầu như nằm trong tay ba đại gia là CPVN, Japfa và Emivest khi họ chiếm gần như toàn bộ ngành cung cấp giống gà công nghiệp, thị trường gà thịt công nghiệp và đang phát triển mạnh mẽ sang ngành chăn nuôi heo.

Đối với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhiều doanh nghiệp trong nước đang phải thu hẹp sản xuất hoặc phá sản thì ngược lại, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài lại đều lên kế hoạch mở rộng sản xuất và thị phần. Trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất VN năm 2010 ngành “sản xuất, kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản” xuất hiện 12 cái tên thì trong đó có tới 8 công ty của nước ngoài hoặc liên doanh như: CPVN, Uni-President, Greenfeed, Cargill, New Hope, CJ Vina, Anco... Theo một chuyên gia ngành chăn nuôi, chỉ riêng nhóm các công ty lớn nhất của nước ngoài này cũng đã chiếm tới khoảng 50% tổng lượng sản xuất thức ăn gia súc của VN, còn tính chung toàn ngành thì các công ty nước ngoài chiếm đến 70% sản lượng toàn quốc.

Ông Lê Văn Hiếu, phó tổng giám đốc Tập đoàn Anco (liên doanh VN - Malaysia), cho biết cách đây 10 năm công ty khởi đầu với chỉ 10 nhân viên, bây giờ đã có đến 1.100 nhân viên, vượt hơn 100 lần. Năm thứ nhất, doanh số của Anco là 1 tỉ đồng thì 10 năm sau (2011) vượt trên 4.000 tỉ đồng, vượt hơn 4.000 lần. “Đó là một sự phát triển thần kỳ”, ông Hiếu nói.

Lợi nhuận “khủng”

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi, con giống và thức ăn chăn nuôi là hai yếu tố cơ bản làm nên thành công của ngành chăn nuôi một quốc gia. Thế nhưng tại VN, những ngành này đang thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.

Cụ thể, hiện thị trường gà giống và gà thịt công nghiệp của VN do ba doanh nghiệp nước ngoài là CPVN, Japfa, Emivest chi phối. Chỉ tính riêng khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào), mỗi tháng ba đại gia này cung cấp khoảng 6,2 - 6,5 triệu con giống. Do nắm gần như 100% thị phần gà giống công nghiệp nên giá cả cũng do ba công ty này quyết định và lên xuống thất thường khiến người chăn nuôi nhiều phen khốn đốn. Điển hình là trong tháng 7 đầu tháng 8 vừa qua, gà giống một ngày tuổi đã được bán với giá 26.000-27.000 đồng/con, mức giá cao nhất từ trước đến nay. Theo Bộ NN&PTNT, thời điểm tháng 1-2011 giá gà giống chỉ ở mức 6.900 đồng/con, như vậy đến nay giá gà đã tăng trên 3,6 lần.

Ông Phạm Đức Bình - phó chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN - phân tích giá thành sản xuất con giống hiện nay chỉ khoảng 8.000-9.000 đồng/con và thông thường công ty làm con giống hưởng mức lời 30%, nhưng nay họ đang hưởng mức siêu lợi nhuận.

Dù giá cao nhưng người dân không hề dễ mua vì các công ty bán con giống kèm thêm điều kiện “đã mua gà giống thì phải mua cám của công ty”. Thông thường với mỗi con gà giống người chăn nuôi phải mua kèm 4kg cám của công ty đó.

TRẦN MẠNH // Theo Tuổi Trẻ

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Phát triển công nghiệp phụ trợ: “Nói khá nhiều, làm rất ít”
  • Công nghiệp hỗ trợ TP HCM : “Sân chơi” dành cho DN nước ngoài
  • Ngành công nghiệp thuốc lá đối mặt với cuộc đấu không cân sức
  • Công nghiệp hỗ trợ TP HCM : “Sân chơi” dành cho DN nước ngoài
  • Quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn, Quảng Ninh
  • Con giống gà công nghiệp: Nước ngoài nắm giữ
  • Phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tại Bình Dương: Đề xuất 3 giải pháp
  • Không thể mơ mãi giấc mơ nội địa hóa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container