Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển công nghiệp phụ trợ: “Nói khá nhiều, làm rất ít”

Chủ tịch VCCI cho biết, công nghiệp phụ trợ yếu kém, không chỉ giá trị gia tăng xuất khẩu thấp mà hàng loạt doanh nghiệp FDI cũng dần rút vốn đầu tư.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, để tái cấu trúc nền kinh tế, phát triển nền công nghiệp hiện tại, một trong những nội dung quan trọng là các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Mặc dù vậy, công nghiệp hỗ trợ vẫn đang còn là khâu yếu của công nghiệp Việt Nam. “Trong lĩnh vực này, chúng ta nói khá nhiều nhưng làm được rất ít”.

Để minh họa cho thách thức mà công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam gặp phải, ông Lộc dẫn ví dụ: Năm 2010, nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc là 12,7 tỷ USD, nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất chiếm 55-60%, nhóm máy móc thiết bị chiếm 22-25%.

Ngành dệt may là một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thì theo Hiệp hội dệt may, trong khi kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm nay đạt được con số khá ấn tượng là 6,16 tỷ USD nhưng đã phải nhập tới 5,76 tỷ USD nguyên phụ liệu, do đó, giá trị gia tăng tạo được chưa đầy 500 triệu USD.

Nguy cơ hàng loạt doanh nghiệp liên doanh rút khỏi Việt Nam

Ông Lộc cũng cảnh báo, nhiều thách thức đang đặt ra cho ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam:

Thứ nhất, nhiều tập đoàn sản xuất kinh doanh nước ngoài có doanh nghiệp lắp ráp ở Việt Nam cho biết, nếu không tiếp cận được nguồn cung tại chỗ theo lộ trình giảm thuế trong khuôn khổ hợp tác mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc thì họ sẽ chuyển đến sản xuất ở những nước có ngành công nghiệp phụ trợ tốt hơn. Thời gian vừa qua cũng đã chứng kiến sự rời bỏ thị trường Việt Nam của những doanh nghiệp FDI lớn để chuyển tới những nơi gần vùng nguyên liệu hơn.

Thứ hai, theo ước tính của Bộ Công thương, nhiều ngành công nghiệp hiện nay đã lệ thuộc 80% nguyên liệu, phụ tùng nhập khẩu. Chẳng hạn, ngành ô tô mới nội địa hóa khoảng 5-10%, ngành xe máy khá hơn các ngành khác cũng chỉ đạt 40-70%.

Thông tin từ các liên doanh lắp ráp ô tô ở Việt Nam cho biết, nếu đến năm 2015 tỷ lệ nội địa hóa không đạt được khoảng 60% thì nhiều nguy cơ các doanh nghiệp sản xuất liên doanh cũng sẽ ra đi. Đó là sức ép rất lớn đối với Việt Nam nếu muốn duy trì ngành công nghiệp lắp ráp ở trong nước.

Thứ ba, đến nay, những nhà cung cấp linh kiện phụ tùng chủ yếu vẫn là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và vẫn đang còn khoảng cách tiêu chuẩn chất lượng khá lớn giữa các nhà cung cấp linh kiện trong và ngoài nước.

So với những sản phẩm tương tự sản xuất tại Trung Quốc và Thái Lan thì tiêu chuẩn và chất lượng sản xuất tại chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu.

Một điều đáng buồn nữa là, trong lĩnh vực công nghệ cao nhừ sản xuất máy tính, điện thoại di động, các thiết bị điện tử thì hầu như nguyên liệu, phụ tùng đều là nhập khẩu. Việt Nam sản xuất được 2 loại bao bì, một là bìa carton, hai là vỏ nhựa của thiết bị.

Thứ tư, Việt Nam có rất ít những liên kết công nghiệp hỗ trợ và cơ sở dữ liệu ngành vẫn còn chưa được chú ý, chưa có những cơ sở dữ liệu tin cậy. Chúng ta vẫn chưa tạo ra được chuỗi giá trị thông qua việc liên kết doanh nghiệp, kể cả sử dụng những dịch vụ tài chính, phi tài chính để có thể khai thác các lợi thế cạnh tranh phục vụ cho phát triển những ngành công nghiệp này.

Chủ tịch VCCI dẫn phản ánh của các doanh nghiệp cho rằng, những chính sách đã được đề ra nhưng vẫn chưa đáp ứng được sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ. Do đó, việc nghiên cứu chính sách vẫn phải được tiếp tục. Đặc biệt, bên cạnh đó phải là những hành động cụ thể để phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam

Theo ông Vũ Tiến Lộc, bên cạnh việc các nhà sản xuất đang tìm kiếm các đơn vị cung ứng linh kiện, phụ tùng tại Việt Nam thì cũng có xu hướng khác là các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của các nước phát triển đang có xu hướng chuyển sản xuất sang các nước khác với chi phí sản xuất thấp hơn. Ngay cả Trung Quốc cũng tính đến hướng đi này.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam- Nhật Bản gần đây cũng đã nhấn mạnh, các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất công nghiệp hỗ trợ sẽ vào Việt Nam nếu Việt Nam có một môi trường tốt để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ này.

Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp linh kiện phụ tùng cho các doanh nghiệp lắp ráp trong nước mà còn có thể tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu.

Hiện, VCCI đang phối hợp với UNIDO triển khai hoạt động của trung tâm luật quan hệ đối tác phát triển thầu phụ ở Việt Nam. Trung tâm này đã thiết lập cơ sở dữ liệu của hơn 300 nhà cung cấp, thời gian tới sẽ bổ sung thêm khoảng 200 doanh nghiệp khác.

Trước đó, ngày 24/2/2011, Chính phủ đã có quyết định số 12 về phát triển 6 ngành công nghiệp hỗ trợ, bao gồm cơ khí chế tạo, điện tử, tin học, lắp ráp ô tô, dệt may, da giày, công nghệ hỗ trợ và phát triển công nghệ cao.

Ngày 4/7/2011, Bộ Tài chính vừa có thông tư hướng dẫn thực hiện quyết định này của Chính phủ qua các biện pháp ưu đãi để phát triển những ngành công nghiệp hỗ trợ được coi là then chốt của Việt Nam.

(Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Công nghiệp hỗ trợ TP HCM : “Sân chơi” dành cho DN nước ngoài
  • Ngành công nghiệp thuốc lá đối mặt với cuộc đấu không cân sức
  • Công nghiệp hỗ trợ TP HCM : “Sân chơi” dành cho DN nước ngoài
  • Quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn, Quảng Ninh
  • Con giống gà công nghiệp: Nước ngoài nắm giữ
  • Phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tại Bình Dương: Đề xuất 3 giải pháp
  • Không thể mơ mãi giấc mơ nội địa hóa
  • Mía đường được mùa không hẳn đã vui
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container