Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhãn được mùa, người chế biến long nhãn lỗ lớn

Chế biến long nhãn ở xã Phương Chiểu, Hưng yên. (Nguồn: Internet)
Mặc dù vụ nhãn năm nay được mùa, nhưng các làng nghề chế biến long nhãn ở Hưng Yên đang phải sản xuất cầm chừng vì đầu ra bị bế tắc. Các chủ lò sấy long nhãn đứng trước nguy cơ thua lỗ lớn.

Hiện mới là đầu mùa vụ chế biến long nhãn, nhưng không khí các làng nghề làm long nhãn khá ảm đạm. Anh Nguyễn Văn Lâm và nhiều hộ làm nghề sấy long nhãn ở các xã Phương Chiểu, Tiên Lữ, Hồng Nam, Hồng Châu ở thành phố Hưng Yên cho biết thời điểm này, việc sản xuất mỗi tạ long nhãn thành phẩm sẽ lỗ khoảng 20-30%, với mức từ 1-1,5 triệu đồng.

Do vậy, năm nay tuy nhãn nguyên liệu nhiều và rẻ bằng nửa so với năm ngoái nhưng nhiều gia đình không mặn mà với việc sấy long nhãn do chi phí đầu vào quá cao, mỗi kg long nhãn phải chi phí tiền công xoáy nhãn và nguyên liệu là 100.000 đồng, chưa kể tiền nhiên liệu và công lao động. Trong khí đó giá long nhãn trên thị trường chỉ từ 100.000 đến 110.000 đồng/kg nhưng vẫn ế ẩm.

Một khó khăn nữa là năm nay thiếu nguồn lao động, do lực lượng chuyên xoáy nhãn là học sinh sinh viên đến thời điểm này các em đã bước vào năm học, nên dù công chi phí mỗi kg nhãn tươi là 4.000 đồng vẫn không có người làm.

Khó khăn về đầu ra và thua lỗ nên ở các làng nghề chế biến long nhãn của huyện Tiên Lữ và thành phố Hưng Yên đều trong tình trạng sản xuất dè dặt, vừa làm vừa nghe ngóng. Phương Chiểu là làng nghề chế biến long nhãn lớn nhất tỉnh Hưng Yên nhưng công suất hoạt động chỉ bằng 1/3 so với các năm trước.

Theo một chủ lò lớn ở thôn Phương Thượng ở Phương Chiểu, nếu như các năm trước mỗi ngày chế biến hơn 1 tấn nhãn tươi, hiện tại chỉ dám làm khoảng 3 tạ/ngày để giữ nghề. Hầu hết các hộ sản xuất long nhãn ở xã Hồng Nam lại cho biết nhiều hộ vẫn sản xuất nhiều nhưng không tiêu thụ được, sản phẩm đành găm đấy để chờ thời, giá lên mới hy vọng có lãi.

Nhãn Hưng Yên hiện bắt đầu bước vào mùa thu hoạch nhưng nhiều nhà vườn vẫn đang canh cánh nỗi lo được mùa mất giá. Giá nhãn quả tươi năm nay chỉ bằng 50% so với năm ngoái nhưng đầu ra vẫn trôi nổi.
 
Mai Ngoan (TTXVN/Vietnam+)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container