Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghiệp VN : Đối mặt với khó khăn

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp cả nước trong tháng 2/2009 đã có dấu hiệu khả quan hơn so với tháng 1, tuy nhiên, tính chung 2 tháng, tốc độ tăng trưởng vẫn thấp nhất trong nhiều năm qua với giá trị chỉ đạt 106,1 nghìn tỷ đồng.

Ngành dệt may xuất khẩu đang gặp khó. Ảnh: Đại Dương

Nguyên nhân là một số doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
 

Đơn cử, ngành dệt may đang phải đối diện với nguy cơ đóng cửa nhiều nhà máy do đơn hàng bị cắt giảm mạnh. Chỉ một số doanh nghiệp có thương hiệu và có nhiều khách hàng lớn truyền thống như: May 10, Việt Tiến, Nhà Bè… là có nhiều đơn đặt hàng.


Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu việc làm do các đơn hàng bị giảm nhiều. Trong điều kiện khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp đã có sự liên kết chặt chẽ hơn và chia sẻ đơn hàng cho nhau. Mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là cố gắng tìm kiếm hợp đồng dù lợi nhuận thấp, thậm chí hòa vốn để ổn định sản xuất và bảo đảm việc làm cho người lao động.


Bộ Công Thương đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp để tháo gỡ khó khăn và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trên cơ sở kiến nghị của các doanh nghiệp trong ngành.


Trong đó, đối với ngành dệt may, dành 1% kim ngạch xuất khẩu để hỗ trợ cho doanh nghiệp duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, môi trường làm việc cho người lao động; dành 20-25 tỷ đồng cho Hiệp hội Dệt May Việt Nam tổ chức các chương trình xúc tiến xuất khẩu vào thị trường châu Phi, Nhật Bản, Đông Âu, Nam Mỹ.


Đồng thời, chưa áp dụng thuế VAT trên thiết bị nhập khẩu và trên hoạt động ủy thác gia công xuất khẩu cũng như cho phép các doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa được sử dụng toàn bộ số tiền chuyển quyền sử dụng đất khi di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi thành phố để tái đầu tư phát triển...


Ngành giấy tiếp tục gặp nhiều khó khăn do giá nguyên liệu giấy và giấy thế giới vẫn có xu hướng giảm so với cuối năm 2008. Trong tháng 2, các nhà máy sản xuất giấy lớn tiếp tục phải giảm sản lượng sản xuất, giảm giá bán để tăng tiêu thụ, giảm bớt lượng hàng tồn kho.


Ngành nhựa cũng không khá hơn bởi giá cả nguyên liệu biến động đang tiếp tục ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhựa. Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc càng gia tăng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhựa phải thu hẹp quy mô sản xuất, siết chặt chi phí quản lý...


Bộ Công Thương đang chỉ đạo các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm nghiên cứu xu hướng chuyển dịch của các thị trường xuất khẩu để cơ cấu lại hoạt động sản xuất cho phù hợp và nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh.


Sản xuất sữa cũng tăng chậm dù giá nguyên liệu sữa nhập khẩu đã giảm gần 50% so với tháng 2/2008. Sản lượng sữa bột trong 2 tháng chỉ tăng 5,4% so với cùng kỳ và giá bán sản phẩm vẫn đứng ở mức cao, chưa có dấu hiệu giảm giá. Một số loại sữa nhập ngoại như Gain Advance IQ, Pedia Sure... đã được người bán lẻ tự ý tăng giá từ 5.000 đến 10.000 đồng/hộp.


Bộ Công Thương cho rằng việc tăng giá sản phẩm trong khi sữa nguyên liệu giảm là điều bất bình thường, cần phải tiến hành kiểm tra việc tăng giá sữa đối với các nhà phân phối tại Việt Nam. Do vậy, trong tháng 3 này, Bộ Tài chính sẽ tổ chức các đoàn thanh tra về giá sữa trong cả nước.


Tình hình kinh tế trong nước suy giảm khiến nhu cầu điện cho các ngành sản xuất cũng giảm, mặc dù công suất khả dụng của hệ thống điện đã được cải thiện. Tuy nhiên, Bộ Công Thương nhận định: việc Chính phủ quyết định tăng giá điện từ ngày 1/3 sẽ tác động tích cực hơn đến mục tiêu tiết kiệm điện trong sinh hoạt và sản xuất.


Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các giải pháp kích cầu của Chính phủ, ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, theo Thứ trưởng Công Thương Lê Danh Vĩnh: Bộ Công Thương đang phối hợp với các cơ quan liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt tạo thuận lợi về các thủ tục hành chính để duy trì sản xuất kinh doanh, việc làm và thu nhập cho người lao động trong ngành.


Về phía các doanh nghiệp cần tăng cường phối hợp, hợp tác và tìm kiếm đơn hàng, chủ động đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu.

(Theo TTXVN)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Sản xuất công nghiệp không cần phải giải cứu?
  • Các ngành công nghiệp tăng tốc sản xuất, đón đầu cơ hội
  • Giấy hạ giá tới mức tối thiểu để kích cầu
  • Phát triển các ngành CN có lợi thế cạnh tranh
  • Sử dụng giấy phế liệu làm nguyên liệu chính cho ngành giấy
  • Tính chỉ số phát triển công nghiệp theo phương pháp mới
  • Tiết kiệm chi phí trong sản xuất giấy
  • Năm 2009, ngành Công Thương phấn đấu tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp 18-19%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container