Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Đòn gió” trong kinh doanh

Nguồn cung trong nước hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc. Ảnh: Đức Thanh
Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam vừa cho biết, thông tin doanh nghiệp (DN) An Độ ngừng xuất khẩu thức ăn chăn nuôi sang Việt Nam chỉ là “đòn gió”.
 
“Dọa nhau” bằng thông tin

Theo Hãng thông tấn Reuters, các doanh nghiệp Ấn Độ ngưng xuất khẩu bắp và khô dầu đậu nành sang Việt Nam sau khi Việt Nam yêu cầu tái xuất gần 50.000 tấn nguyên liệu thức ăn nhập khẩu từ nước này vào đầu tháng 2/2010.

Hiện An Độ là nước cung cấp khoảng 30% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho Việt Nam. Năm 2010, Việt Nam nhập khẩu từ An Độ 812.759 tấn khô dầu, trị giá 398.069 USD và khoảng 400.000- 500.000 tấn ngô, trị giá khoảng 108 triệu USD. Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu từ An Độ cũng rẻ hơn MỹArgentina 35USD-40USD/tấn.

Mặc dù thông tin trên khiến rất nhiều doanh nghiệp lo ngại, song theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, đây chỉ là “đòn gió” của các DN An Độ. “Tôi cho rằng, thông tin này là do giới kinh doanh 'dọa nhau' chứ chưa phải là thông tin chính thức của Chính phủ An Độ. Doanh nghiệp Việt Nam nên bình tĩnh. An Độ cũng rất cần tiêu thụ nông sản”.

Ông Đoàn Trọng Lý, Tổng Giám đốc Công ty Chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu (Aprocimex) cũng cho hay, hiện chưa có đối tác nào của Aprocimex từ An Độ thông báo ngừng xuất khẩu ngô và bã đậu tương sang Việt Nam. Được biết, Việt Nam là một trong những nước nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lớn nhất của An Độ. Dù thức ăn chăn nuôi nhập khẩu từ An Độ rẻ hơn các thị trường khác, song chất lượng chưa đảm bảo, nhiều lô hàng chứa các loại mọt có thể gây hại đến sản xuất trong nước. Chính vì vậy, ngày 20/9/2010, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã ra Công văn 1616/BVTV-KD quy định việc thắt chặt kiểm soát dịch hại đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu.

“Công văn 1616 là có hiệu lực ngay (sau 2 tháng ban hành) nên các DN Việt Nam và An Độ không kịp chuẩn bị, khiến nhiều lô hàng nhập khẩu về phải tái xuất, gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiêp”, ông Lê Bá Lịch cho hay.

Được biết, trong quý 4/2010, gần 50.000 tấn thức ăn chăn nuôi nhập khẩu từ An Độ buộc phải tái xuất do phát hiện thấy các loại mọt bị cấm, khiến các DN trong nước thiệt hại 16-20 triệu USD. Từ đầu năm đến ngày 10/2 vừa qua, có thêm 44.500 tấn bắp và khô đậu nành bị lưu giữ trên tàu neo đậu ngoài cảng và buộc phải tái xuất với lý do tương tự. Tuy nhiên, trước phản ứng gay gắt của các DN nhập khẩu trong nước và DN xuất khẩu An Độ, lô hàng trên đã được Bộ NN&PTNT cho hun trùng và thông qua ngày 17/2. Dù vậy, sau hơn nửa tháng lưu hàng ở cảng, các DN bị thiệt hại hàng trăm ngàn USD (tiền phạt lưu hàng tại cảng, tiền hun trùng…).

Cần sửa đổi Công văn 1616

Ông Lê Bá Lịch cho rằng, việc ban hành Công văn 1616 là cần thiết để bảo vệ sản xuất trong nước, tuy nhiên, cần sửa đổi văn bản này cho phù hợp, tránh thiệt hại cho doanh nghiệp. Theo đó, những lô hàng đã về Việt Nam, nếu phát hiện thấy các loại mọt có hại, Bộ NN&PTNT cho phép DN tổ chức hun trùng trước khi thông quan. 

Bên cạnh đó, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cũng vừa có văn bản gửi các DN nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, yêu cầu các DN này khi ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu, nhất là nguyên liệu từ An Độ, phải ghi rõ hàng nông sản bán sang Việt Nam phải được hun trùng, khử trùng 5 loại mọt, nếu kiểm tra tại nước nhập vẫn còn sẽ bị tái xuất và chịu mọi phí tổn. 

Theo dự báo của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sẽ tăng khoảng 10% trong năm nay do xu hướng tăng của thế giới, cộng với sự điều chỉnh của một số mặt hàng trong nước.

(Theo Báo đầu tư)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Tiếp tục hạn chế đầu tư nước ngoài trong sản xuất thuốc lá
  • Cả nước còn tồn 220.000 tấn muối
  • Giấy ngoại rẻ hơn giấy nội
  • Xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị xử lý nước thải theo công nghệ Johkasou
  • Ngành giấy không sợ thiếu nguyên liệu
  • Lúng túng thu hút đầu tư vào công nghiệp phụ trợ
  • Nhiều ưu đãi cho công nghiệp hỗ trợ
  • Công nghiệp phụ trợ thiếu và yếu: Doanh nghiệp FDI nản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container