Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiếp tục hạn chế đầu tư nước ngoài trong sản xuất thuốc lá

picture
Thuốc lá từ lĩnh vực bị “cấm” đã trở thành lĩnh vực “kinh doanh có điều kiện.

Việt Nam sẽ tiếp tục hạn chế đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất thuốc lá, theo tinh thần của thông tư mới nhất do Bộ Công Thương ban hành để hướng dẫn thực hiện Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18/7/2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá.

Theo thông tư này, Việt Nam sẽ chỉ cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá trên cơ sở liên doanh, hợp tác với doanh nghiệp trong nước đã có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, không được đầu tư vượt quá năng lực sản xuất ghi trong giấy phép và phải bảo đảm điều kiện Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối trong vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Đối với đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh sản xuất sản phẩm thuốc lá, các bên liên doanh gửi hồ sơ dự án thành lập liên doanh, hợp đồng liên doanh kèm theo văn bản đề nghị về Bộ Công Thương. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ và văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Thông tư cũng cụ thể hóa hàng loạt vấn đề liên quan đến kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá và các vấn đề khác. Tinh thần chung là để tham gia vào lĩnh vực này, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều phải chấp hành hàng loạt quy định chặt chẽ.

Doanh nghiệp thuốc lá cũng sẽ phải tuân thủ chế độ báo cáo nghiêm ngặt, theo đó hàng quý doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải báo cáo về Bộ Công Thương tình hình nhập khẩu và sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá nhập khẩu trong kỳ. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình, kết quả kinh doanh về Bộ Công Thương chậm nhất là 10 ngày kể từ khi kết thúc kỳ báo cáo.

Trước năm 2001, Việt Nam coi thuốc lá là lĩnh vực độc quyền nhà nước, cấm các thành phần kinh tế khác tham gia. Quan điểm xuyên suốt trong việc quản lý ngành này là nhà nước thống nhất quản lý ngành thuốc lá và độc quyền sản xuất thuốc lá điếu; kiểm soát tiêu thụ sản phẩm thuốc lá trên thị trường, kể cả trong bán buôn, bán lẻ.

Nhưng từ khi trở thành thành viên của WTO, với nguyên tắc không phân biệt đối xử, thuốc lá từ lĩnh vực bị “cấm” đã trở thành lĩnh vực “kinh doanh có điều kiện”.

(Theo Vneconomy)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Cả nước còn tồn 220.000 tấn muối
  • Giấy ngoại rẻ hơn giấy nội
  • Xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị xử lý nước thải theo công nghệ Johkasou
  • Ngành giấy không sợ thiếu nguyên liệu
  • Lúng túng thu hút đầu tư vào công nghiệp phụ trợ
  • Nhiều ưu đãi cho công nghiệp hỗ trợ
  • Công nghiệp phụ trợ thiếu và yếu: Doanh nghiệp FDI nản
  • Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần làm nhiều hơn... nói
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container