Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghiệp phụ trợ thiếu và yếu: Doanh nghiệp FDI nản

Ngành công nghiệp dệt may vẫn phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên, phụ liệu nhập khẩu (ảnh: Gia công giày thể thao xuất khẩu tại Cty TNHH Changshin Long Thành)

Công nghiệp phụ trợ (CNPT) được xem là "chìa khóa vàng" thúc đẩy phát triển công nghiệp. Thế nhưng, ngành CNPT ở VN hiện đang yếu thế bởi phần lớn sản phẩm CNPT vẫn phải nhập khẩu. 

Điều này không chỉ tạo mảnh đất màu mỡ cho nhập siêu mà còn là rào cản cho mục tiêu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Không có nguồn cung

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, VN đang phải đối mặt với tình trạng nhập siêu thiết bị, máy móc, linh kiện các loại. Điều này cho thấy, các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu dựa trên nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu.

"Dễ thấy nhất là ở ngành công nghiệp ôtô, sau hơn 15 năm khi các liên doanh lắp ráp ôtô VN bắt đầu hoạt động, hàng loạt tập đoàn lớn đổ vào VN đã khởi đầu cho hi vọng về sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô VN. Thế nhưng, hiện phần lớn Cty sản xuất ôtô có dây chuyền sản xuất cũ, tỷ lệ nội địa hóa rất thấp" - ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Cty ôtô Vinaxuki cho biết.

Là hãng ôtô tư nhân lớn của VN hiện nay, với mong muốn hạ giá thành sản phẩm, ông Huyên cho rằng Vinaxuki luôn gặp khó khăn khi tìm các nhà cung ứng phụ tùng trong nước. Vinaxuki sử dụng lốp xe do DN trong nước sản xuất như Sao Vàng, Đồng Nai, vì nguồn hàng này đạt chất lượng cao. Thế nhưng, do nguồn cung các loại phụ tùng khá khan hiếm đã ảnh hưởng đến sản lượng xuất xe của Cty. Để chủ động, Vinaxuki từng chi 4 triệu USD hợp tác với một DN Nhật Bản sản xuất khuôn dập cabin xe tải với hi vọng trong 10 năm nữa, Vinaxuki có thể tự làm ra khuôn với giá thành chỉ bằng 60% hàng nhập. 

Một giám đốc marketing KCN ở Biên Hòa cho biết, thiếu nguồn nguyên liệu là câu chuyện hàng đầu mà các nhà đầu tư Nhật Bản than phiền khi tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các KCN. "Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản tuyên bố rằng, nếu ngành CNPT không cải thiện, VN sẽ khó lòng giữ chân họ, chứ đừng nói đến chuyện tăng sức cạnh tranh thu hút đầu tư. Ở lĩnh vực điện - điện tử, các DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới 90% về doanh thu và kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, phần lớn CNPT đều do nhà máy vệ tinh của những DN này tự cung ứng" - vị này cho biết. 

Tương tự, hai ngành dệt may và giày da vẫn trong tình trạng phụ thuộc rất lớn vào việc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan. Mặc dù ngành sản xuất nguyên phụ liệu trong nước trong vài năm gần đây có phát triển, song vẫn không đáp ứng được nhu cầu. Hiện ngành dệt may nhập khẩu khoảng 80% sợi polyeste và các phụ kiện như chỉ, da, nút áo, khóa. Trong khi đó, ngành giày da nhập khẩu khoảng 85% các mặt hàng, như: hóa chất, các phụ liệu đế giày, mũi giày, kể cả dây cột giày.

Tỷ lệ nội địa hóa quá thấp

Tháng 6/2010, Cty TNHH sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia khánh thành nhà máy động cơ điện hiệu suất cao tiết kiệm năng lượng tại KCN Amata. Ngoài nguồn nhân lực, Toshiba tin tưởng khả năng sử dụng nguyên liệu, phụ tùng tại chỗ. Ông Norio Sasaki - TGĐ tập đoàn Toshiba cho biết, 33% nguyên liệu, phụ tùng Toshiba Asia sử dụng để sản xuất hiện nay là do các DN tại VN cung ứng. Theo dự tính, tỷ lệ này tăng lên 70% vào năm 2015 khi công suất nhà máy đạt 1,2 triệu động cơ hiệu suất cao/năm và toàn bộ sản phẩm được xuất sang thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, Toshiba Asia cần các khuôn kim loại, khuôn nhựa, khuôn đúc gang chính xác cho các công đoạn sản xuất thì trình độ sản xuất của VN còn hạn chế.

Tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm thấp nhất là ở ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô. Sau hơn 10 năm hoạt động, tỷ lệ nội địa hóa dừng lại ở mức khá khiêm tốn, cao nhất như Honda VN cũng chỉ đạt 10%, kế tiếp là Toyota VN, tỷ lệ nội địa hóa bình quân là 7% giá trị xe, trong khi theo giấy phép đầu tư cấp năm 1996, thì tỷ lệ này phải đạt ít nhất 30% sau 10 năm hoạt động. Tại Suzuki VN, Ford VN... tỷ  lệ này dừng lại ở mức 2 - 4%.  

Cuối năm 2007, Đồng Nai đã phê duyệt quy hoạch phát triển CNPT giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đối với các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử và dệt may. Với những chính sách ưu đãi, các KCN Hố Nai, Biên Hòa 2, Long Thành, Amata đã thu hút được nhiều nhà đầu tư đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo Sở Công thương, sau 2 năm hoạt động, chỉ có CNPT ngành dệt may là đạt khá, còn hai ngành cơ khí và điện tử vẫn còn thấp. Điều này làm hạn chế tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần làm nhiều hơn... nói
  • VN cần có chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ
  • Phát triển công nghiệp phụ trợ: Thực tế và giải pháp cho Việt Nam
  • Phát triển công nghiệp phụ trợ: Thực tế và giải pháp cho Việt Nam
  • Sẽ tái diễn "cuộc chiến” giành mía nguyên liệu?
  • Phát triển công nghiệp phụ trợ: Cần một mạng lưới
  • Thế lưỡng nan của ngành thức ăn chăn nuôi
  • Các nhà máy đường tranh giành vùng nguyên liệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container