Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không thể công nghiệp hoá nếu nông nghiệp và nông thôn trì trệ

Hoàn cảnh công nghiệp hoá Việt Nam ngày nay khác căn bản so với các nước công nghiệp đi trước. Một là, không thể vắt kiệt tài nguyên nông thôn để tích lũy tư bản cho đô thị. Hai là, không được phép khai thác bừa bãi tài nguyên tự nhiên để phát triển kinh tế. Ba là, không thể mở rộng thị trường nông sản thô một cách dễ dàng. Bốn là, cạnh tranh công nghệ khó cho phép phát triển nền công nghiệp thu hút nhiều lao động thủ công trên qui mô rộng. Năm là, khi đã phát triển kinh tế không thể trở lại trợ cấp ồ ạt hoặc bảo vệ cho nông nghiệp.
Bởi vậy, không thể tạm thời hy sinh nông nghiệp, nông thôn, môi trường để đưa công nghiệp, đô thị đi trước một bước, cũng không thể ồ ạt di cư, chuyển lao động nông dân sang công nghiệp, dịch vụ như một số nước đã tiến hành trước đây. Trong thời đại ngày nay, không thể công nghiệp hoá nhanh, ổn định nếu nông nghiệp và nông thôn trì trệ.

Hôm nay, nông nghiệp chỉ chiếm 1/5 đóng góp GDP, 1/3 giá trị kim ngạch xuất khẩu nhưng vẫn là nguồn việc làm cho 50% lao động xã hội, nông thôn là nơi sống của 70% dân số cả nước, quản lý và sử dụng hầu hết nguồn tài nguyên tự nhiên của đất nước. Sức phát triển kinh tế đất nước chi phối bởi năng suất lao động và sức mua của số đông nông dân, ổn định xã hội chịu ảnh hưởng của tinh thần và sự đóng góp của phần lớn cư dân sống ở nông thôn, cân bằng môi trường cũng tuỳ thuộc phần lớn ở tinh thần bảo vệ và cung cách sử dụng của họ. Dù công nghiệp và đô thị có tăng trưởng nhanh đến mấy, tốc độ công nghiệp hoá, thậm trí sự phát triển ổn định của đất nước cũng không duy trì nổi nếu nông nghiệp không mạnh, nông thôn không giàu. Bác Hồ đã khẳng định một công thức phát triển tuyệt đẹp: “nông thôn giàu có sẽ mua nhiều hàng hóa của công nghiệp sản xuất ra, đồng thời sẽ cung cấp đầy đủ lương thực nguyên liệu cho công nghiệp và thành thị, như thế là nông thôn giàu có giúp công nghiệp phát triển. Công nghiệp phát triển lại thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh hơn nữa*.” 

Những thách thức của giai đoạn phát triển mới đang đặt sự vững bền của tiến trình phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam trước một bước ngoặt quan trọng. Đây là thời điểm chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng nhờ khai thác tài nguyên, đầu tư thêm vốn, vật tư, lao động sang phát triển theo chiều sâu dựa vào tăng chất lượng, giá trị gia tăng, hiệu quả nhờ khoa học công nghệ và quản lý. 
---------------------
*Hồ Chí Minh, Tuyển tập, trang 405-406 (T10).

Tác giả: Đặng Kim Sơn // Theo Tia Sáng

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • “Đòn gió” trong kinh doanh
  • Tiếp tục hạn chế đầu tư nước ngoài trong sản xuất thuốc lá
  • Cả nước còn tồn 220.000 tấn muối
  • Giấy ngoại rẻ hơn giấy nội
  • Xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị xử lý nước thải theo công nghệ Johkasou
  • Ngành giấy không sợ thiếu nguyên liệu
  • Lúng túng thu hút đầu tư vào công nghiệp phụ trợ
  • Nhiều ưu đãi cho công nghiệp hỗ trợ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container