Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ

Các ngành có triển vọng để phát triển công nghiệp hỗ trợ là dệt may, da giầy, điện tử tin học, sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo...

Bộ Công Thương cho biết, Bộ đang tiếp tục hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nghị định hoặc Quyết định về khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện sau khi Nghị định về khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam được phê duyệt.

Ngoài ra, Bộ sẽ phối hợp với phía Nhật Bản thực hiện Chương trình sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản về phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Bộ cũng xây dựng Quy hoạch điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (đã được phê duyệt theo QĐ số 34/2007/QĐ-BCN) cho phù hợp với tình hình mới.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn chưa phát triển kịp so với nhu cầu của nền kinh tế và đây cũng là một trong những yếu tố gây ra nhập siêu và giảm sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam là các ngành sản xuất nguyên vật liệu, phụ tùng linh kiện, các bán sản phẩm cho các ngành công nghiệp chính yếu.

Các ngành có triển vọng để phát triển công nghiệp hỗ trợ là dệt-may, da-giầy, điện tử-tin học, sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo...

Tuy nhiên, do đặc điểm Việt Nam thiếu vốn, công nghệ, thị trường nội địa còn nhỏ nên các ngành công nghiệp lắp ráp phát triển trước, các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển sau cùng với tiến trình nội địa hóa theo yêu cầu của Chính phủ.

Bên cạnh đó, việc phải thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam./.

(VOV)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • ĐBSCL mở rộng diện tích trồng mía lên 90.000ha
  • Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi: Ngày càng phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu
  • Muối ngoại “giết” muối nội
  • Công nghiệp văn hoá: cần xác định loại hình mũi nhọn
  • Khi nhà máy ép nông dân bán mía non
  • Áp dụng tiêu chuẩn chất lượng với muối nhập khẩu
  • Vòng luẩn quẩn
  • Mía đường và những thống kê “ảm đạm”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container