Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tái chế giấy: Lãng phí vì thiếu đòn bẩy

Cần sớm có những quy định cụ thể về khuyến khích tái chế giấy - tinkinhte.com
Cần sớm có những quy định cụ thể về khuyến khích tái chế giấy

Ngành tái chế giấy tại VN đã có từ lâu, thế nhưng theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành thì chúng ta đang để phí một lượng lớn giấy đã qua sử dụng. Trong khi đó hàng năm VN vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn giấy đã qua sử dụng về tái chế.

Thực tế, không chỉ việc thu gom giấy mà hiện tại VN việc tái chế các loại bao bì giấy như vỏ hộp sữa, vỏ hộp đựng thực phẩm... đang bỏ ngỏ. Theo các chuyên gia trong ngành giấy việc đầu tư cho tái chế này đòi hỏi DN phải đầu tư công nghệ rất cao, nguồn kinh phí lớn.

Chỉ thu gom được 25% giấy đã qua sử dụng

Theo thống kê từ Hiệp hội Giấy và Bột giấy VN, hiện nhu cầu giấy trong nước mỗi năm đang cần tới hơn 1,8 triệu tấn, sản xuất trong nước mới cung ứng được 1,13 triệu tấn, còn lại là giấy nhập khẩu. Tiến sĩ Vũ Ngọc Bảo - Tổng Thư ký HH Giấy và Bột giấy VN cho rằng: trong tổng số giấy sản xuất trong nước, có tới 70% là nguyên liệu từ nguồn giấy tái chế, nhưng hiện chỉ có 25% giấy đã qua sử dụng được thu hồi. Trong đó, lượng giấy đã qua sử dụng cũng chỉ đáp ứng 50% tổng lượng giấy phế liệu mà ngành công nghiệp giấy trong nước cần. Như vậy, hầu hết số giấy còn lại bị đem tiêu huỷ lãng phí, trong lúc VN phải dùng ngoại tệ để nhập khẩu một lượng giấy phế liệu, giấy tái chế khổng lồ từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất giấy.

Theo đánh giá của giới chuyên gia thì sử dụng bao bì giấy và tái chế bao bì giấy đã qua sử dụng còn góp phần đem lại nhiều lợi ích cho môi trường, giảm lượng phát thải khí CO2. Giấy có thể tái chế tới 6 lần trước khi chôn lấp hoặc đốt bỏ, nên lợi ích về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường là rất to lớn.

Thiếu cơ chế

Theo Tiến sĩ Vũ Ngọc Bảo, các DN trong ngành giấy cần có giải pháp tích cực trong việc thu hồi và tái chế giấy đã qua sử dụng, để tận dụng tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm điện năng, nước và tăng thêm việc làm cho lao động phổ thông.

Tuy nhiên, tại VN thì việc thu gom giấy đã qua sử dụng mới chỉ mới bắt đầu. Trong đó, Cty CP Giấy Sài Gòn từ đầu năm 2009 đến nay triển khai thu gom giấy vở từ học sinh. Hiện Cty này đang tổ chức được 3 trạm thu mua tại khu vực TP HCM, mỗi tháng thu gom được từ 4.500 đến 5.000 tấn giấy phế liệu. Ông Cao Tiến Vị - Chủ tịch HĐQT Cty CP Giấy Sài Gòn cho biết: “Mới chỉ tổ chức ở mô hình nhỏ thế nhưng đã thấy được hiệu quả rõ rệt từ việc thu gom. Trong đó, hiệu quả kinh tế là một phần mà quan trọng nhất là tạo được ý thức hoạt động xã hội trong các nhà trường, học sinh, sinh viên và ý nghĩa rất lớn về môi trường...”. Ông Vị cho rằng: Việc thu gom này mới mang tính tự phát của DN, mà dường như chưa có sự hỗ trợ từ các cấp quản lý. Các cơ chế chính sách về hoạt động này hầu như là chưa có.

Trong khi đó, theo ông Bảo ngay việc nhập khẩu giấy phế liệu từ nước ngoài vẫn còn nhiều bất cập trong cơ chế. Cụ thể sự chưa thống nhất giữa Hải quan và đơn vị nhập khẩu lớn nhất là trong việc định nơi dỡ hàng để  kiểm tra chất lượng. Thường thì Hải quan yêu cầu kiểm tra ngay tại cảng và điều này DN sợ nhất, vì chi phí dỡ hàng rồi lại xếp hàng vào container rất cao. Cũng thường xảy ra việc không thống nhất giữa Hải quan và DN về lượng tạp chất được phép... Khi đó buộc phải dỡ hàng, lấy mẫu, giám định, chờ kết quả... Những rắc rối này làm nản lòng DN. Về nguyên tắc, do giá trị 1 container giấy thu hồi nhập khẩu rất thấp, thường 3.000 – 5.000 USD/container. Nếu rắc rối xảy ra tại cảng nhập thì chi phí xử lý từ 15-35% giá trị lô hàng, nên không DN nào dám nhập hàng không đạt TCVN. Hai vướng mắc trên, xử lý tình thế vừa khó lại vừa dễ, tùy nơi, tùy lúc.

Theo ông Vị, các DN cần có hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước bằng chính những cơ chế, chính sách cụ thể.

(Theo Phương Nam // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Công nghiệp vẫn áp đảo
  • Lĩnh vực xử lý chất thải công nghiệp: Nhiều nhà máy sẽ hoạt động từ năm 2010
  • Dồn sức cho công nghiệp phụ trợ
  • Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài- Đi dần vào ổn định
  • Sản xuất giấy tăng nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội
  • Công nghiệp phụ trợ: Đột phá từ khâu chính sách
  • Sản xuất công nghiệp và sức tiêu dùng 11 tháng phục hồi mạnh
  • Công nghiệp phụ trợ: 10 năm vẫn chưa lớn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container