Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành phân bón: Loay hoay quản lý giá

Mỗi năm VN tiêu thụ khoảng 1,8- 2 triệu tấn phân đạm (urê). Tuy nhiên, hiện VN vẫn phải nhập khẩu khoảng 50% nhu cầu làm cho lượng cung và giá cả urê trong nước gần như phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường thế giới.  

Thị trường giá phân bón trong nước phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường thế giới

Thiếu sự phối hợp giữa các đầu mối NK dẫn tới phân bón NK lúc thừa lúc thiếu, giá cả diễn biến bất thường đặc biệt khi nguồn cung thiếu thường dẫn đến sốt giá. Trước thực trạng đó, các DN sản xuất, NK phân bón đã “ngồi” lại cùng bàn những giải pháp điều tiết, bình ổn thị trường phân bón.

Thách thức lớn

Từ khi ngành phân bón chuyển sang cơ chế giá thị trường, có sự điều tiết của nhà nước, các DN kinh doanh phân bón như được “cởi trói”. Nhờ thế, kinh doanh phân bón có môi trường cạnh tranh về giá khá mạnh trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, sự cạnh tranh đó trong nhiều giai đoạn diễn ra khá bất thường, dẫn tới hệ quả nguồn cung trong nước bị đe dọa không đủ nguồn cung đáp ứng, giá bị đẩy lên cao. Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa - Cục trưởng Cục Quản lý giá, nguyên nhân chính của thực trạng này là do phần lớn dung lượng thị trường phân bón ở nước ta vẫn phụ thuộc vào việc NK. Vì vậy, để cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, giá phân bón sản xuất trong nước thường thấp hơn giá phân bón NK dẫn đến các DN NK gặp khó khăn trong việc kinh doanh, tiềm ẩn những rủi ro. Ông Thỏa lý giải, với mặt bằng về giá, về các yếu tố chi phí hiện tại thì giá vốn phân bón sản xuất trong nước thấp hơn nhiều giá vốn phân bón NK. Cụ thể: giá NK hiện nay là 10.277 đồng/kg, trong khi đạm sản xuất dùng khí là 4.348 đồng/ kg, đạm sản xuất dùng than là: 7.860 đồng/kg.

Đại diện một DN NK phân bón cho rằng: Chính mức giá về vốn phân bón sản xuất trong nước thấp đã dẫn tới những hiệu quả: Làm “méo mó” hệ thống của cả giá đầu vào và giá đầu ra của sản phẩm phân bón. Đồng thời, còn tạo sự cạnh tranh không lành mạnh về giá, tạo điều kiện cho nhiều tầng lớp trung gian “mọc lên”.

Đồng quan điểm này, ông Lê Văn Hoan - Phó TGĐ Apromaco nhấn mạnh: Bất ổn về giá vô hình chung tiếp tay cho những hành vi đầu cơ... tạo nên sức ép, làm tăng chi phí, giảm khả năng cạnh tranh. Đi cùng với đó là nạn hàng giả, hàng nhái... thường xuyên diễn ra.

Tìm thuốc đặc trị

Trước những hệ quả không mong muốn do sự thiếu hợp lý về giá cả, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm bình ổn giá thị trường phân bón. Ông Nguyễn Tiến Thỏa chia sẻ: Thứ nhất, cần thực hiện xóa bao cấp qua giá theo lộ trình thích hợp thông qua việc giảm ưu đãi qua chính sách thuế, qua chính sách giá đầu vào. Thứ hai, thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất kinh doanh phân bón thông qua việc đưa dần giá than theo nguyên tắc giá than bán cho sản xuất phân bón bằng 90% giá than xuất khẩu cùng loại, đưa dần giá khí lên mặt bằng giá thị trường... Thứ ba, kiểm soát việc đăng ký giá của DN đối với loại phân bón phải đăng ký thông qua việc kiểm tra phương án tính giá phân bón của DN theo quy chế của Bộ Tài chính.

Hơn nữa, các cơ quan có thẩm quyền cần phối hợp với Hiệp hội phân bón VN hình thành tổ chức có khả năng dự báo cung cầu, giá cả thị trường thế giới... Khi giá thị trường tăng cao đột biến, cao hơn giá định hướng DN tính toán nêu trên do cung nhỏ hơn cầu, cơ quan điều hành chỉ đạo đưa phân bón dự trữ lưu thông tăng lượng bán và hạn chế lượng nhập. Ngược lại, khi giá xuống quá thấp thì cũng có biện pháp để lập lại cân đối cung- cầu.

Đại diện DN, ông Nguyễn Hồng Vinh, Phó Tổng giám đốc TCty Phân bón và hóa chất dầu khí - (CTPC): Cần nhanh chóng có quy chế kinh doanh ngành hàng, nhân rộng mô hình của một số DN đã tổ chức cung ứng phân bón tới tận tay người sản xuất. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống các hành vi vi phạm về gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng, tăng giá bất hợp lý, không thực hiện niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết. Trong những trường hợp DN cố tình vi phạm, nhà nước phải can thiệp bằng các thể chế của luật kiểm soát độc quyền, kiểm soát và đánh thuế tồn kho đối với DN.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Công nghiệp Việt Nam đang đi khập khiễng
  • Ngành nhựa: Quy hoạch lệch thị trường
  • Sản lượng đường niên vụ mới có thể tăng thêm 250.000 tấn
  • Chưa kiểm soát được muối nhập khẩu
  • Công nghiệp Việt Nam: Rầm rộ và...lặng lẽ
  • Bức tranh ảm đạm của ngành vận tải biển
  • Nhật giúp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ VN
  • Nhãn được mùa, người chế biến long nhãn lỗ lớn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container