Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chưa kiểm soát được muối nhập khẩu

Vài ngày gần đây, dư luận đang quan tâm đến việc Công ty TNHH một thành viên Hóa chất cơ bản miền Nam có hành vi gian lận thương mại trong việc nhập khẩu muối, lợi dụng kẽ hở trong thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu muối bán 23.000 tấn muối nhập với thuế ưu đãi ra thị trường để làm muối ăn.

Để rộng đường dư luận, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã có cuộc trao đổi ngắn với lãnh đạo các đơn vị liên quan bên lề Hội nghị đánh giá tình hình sản xuất, tiêu thụ muối vụ 2011 tại Hà Nội hôm 21-10 về vấn đề này.

Ông Lưu Hoàng Ngọc - Phó cục trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công Thương. Ảnh: Thùy Dung

Ông Lưu Hoàng Ngọc - Phó cục trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công Thương: "Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành động của mình"

Hiện nay, biểu thuế nhập khẩu các loại muối thuộc công việc của Bộ Tài chính. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cũng đã ban hành thông tư quy định về chất lượng muối nhập khẩu. Việc giám sát chất lượng muối nhập khẩu này do Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm sao cho muối nhập khẩu về phải đúng như đăng ký.

Về việc đảm bảo muối nhập về được sử dụng đúng mục đích thì chúng tôi (Bộ Công Thương) là đơn vị chịu trách nhiệm. Bộ Công Thương cấp hạn ngạch thuế quan thì bộ sẽ phải quan tâm để làm sao số lượng muối này được sử dụng đúng mục đích, tức không trao đổi cũng như không buôn bán.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương không chịu trách nhiệm hoàn toàn mà chính doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nếu doanh nghiệp vi phạm thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Hiện nay chúng tôi đang phối hợp với Bộ NN&PTNT xây dựng cơ chế điều hành hạn ngạch thuế quan. Cơ chế sẽ có những nội dung cần thiết để có thể giám sát chặt chẽ việc sử dụng đúng mục đích muối nhập khẩu, không sử dụng cho mục đích khác ngoài mục đích sản xuất cho hóa chất, cho y tế.

Theo tôi, các doanh nghiệp không hề muốn được cấp hạn ngạch thuế quan mà họ muốn có được nguồn cung muối ổn định và chất lượng từ thị trường trong nước. Chính vì vậy, để giải quyết vấn đề này cần có sự can thiệp của nhà nước. Hiện nay chúng ta mới chỉ có chính sách tam nông chung cho sản xuất nông nghiệp, vì vậy diêm nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất muối chất lượng cao. Khi nhà nước hỗ trợ, khuyến khích đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị đồng bộ để tạo được sản phẩm muối có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của sản xuất thực phẩm và y tế thì tôi tin rằng những hiện tượng gian lận như trên sẽ giảm đáng kể.

Ông Hồ Xuân Hùng - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT. Ảnh: Thùy Dung

Ông Hồ Xuân Hùng - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: "Nhà nước cần đầu tư để sản xuất muối chất lượng cao, phục vụ nhu cầu trong nước"

Phải khẳng định đây là một sai phạm và để giải quyết sai phạm này cần phải có cơ chế quản lý từ khâu cấp phép đến khâu tiêu dùng. Điều này hoàn toàn làm được vì chúng ta có địa chỉ cụ thể của đơn vị nhập khẩu và số lượng này không nhiều. Điều quan trọng chính là trách nhiệm của cơ quan quản lý.

Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ bàn với Bộ Công Thương để đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề trên. Thứ nhất là soát xét lại khả năng cung ứng muối chất lượng trong nước. Thứ hai là soát xét lại nhu cầu thật của từng doanh nghiệp sản xuất trong nước về muối công nghiệp.

Mỗi năm lượng muối nhập chỉ chiếm khoảng 10% sản lượng muối trên cả nước. Tảng băng chìm về nhập khẩu muối mà chúng ta không kiểm soát được hiện nay cũng không phải lớn, nhưng nó lại đánh vào tâm lý thị trường rất nặng nề. Mặc dù lượng nhập khẩu không nhiều song nếu thời điểm nhập không khéo thì có thể làm vỡ thị trường. Nếu đang thời điểm sản xuất muối mà cho nhập khẩu muối thì sẽ là sai lầm lớn.

Hiện nay, đầu tư cho dây chuyền sản xuất muối công nghiệp chỉ khoảng 300-400 triệu đồng. Tuy nhiên, chính việc khó tiếp cận đối với các khoản vay từ ngân hàng là nguyên nhân dẫn đến việc chậm đổi mới phương thức sản xuất muối hiện nay. Trong khi phải nói rằng 99% diêm dân phải đi vay để sản xuất, chỉ có khoảng 1-2% diêm dân có thể tự trang trải cho việc đầu tư trang thiết bị sản xuất muối chất lượng. Nhiều người cho rằng, diêm nghiệp là một nghề rất cá biệt và do đó cần phải có một chính sách riêng cho nghề này.

Có thể nói, nguồn cung muối hiện nay vừa thừa vừa thiếu. Thiếu muối chất lượng cao nhưng lại thừa muối chất lượng thấp. Bởi vậy, trong thời gian tới, cần phải tập trung đầu tư cho những vùng muối trọng điểm. Hiện nay, những đồng muối Quán Thẻ, Vĩnh Hảo, Bạc Liêu hay Cần Giờ là hoàn toàn có thể đầu tư tập trung được. Nhà nước cần dành một lượng đầu tư nhất định, đủ lớn để hoàn toàn chủ động được nguồn muối chất lượng cao, phục vụ sản xuất công nghiệp.

Lượng hạn ngạch thuế quan (HNTQ) muối nhập khẩu năm 2011 là 102.000 tấn, gồm 100.000 tấn muối công nghiệp cho sản xuất hóa chất và 2.000 tấn muối tinh khiết cho sản xuất thuốc, sản phẩm y tế. HNTQ này được phân làm làm hai đợt: đợt 1 đã phân 50.000 tấn vào đầu năm 2011 và Bộ Công Thương vẫn chưa thực hiện đợt hai. Mức thuế nhập khẩu HNTQ đối với muối tinh khiết là 10% và muối công nghiệp là 15%. Doanh nghiệp có thể nhập khẩu ngoài HNTQ nhưng mức thuế ngoài HNTQ là 50% đối với muối tinh khiết và 60% đối với muối công nghiệp.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Công nghiệp Việt Nam: Rầm rộ và...lặng lẽ
  • Bức tranh ảm đạm của ngành vận tải biển
  • Nhật giúp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ VN
  • Nhãn được mùa, người chế biến long nhãn lỗ lớn
  • Gỡ bỏ rào cản để khơi thông nguồn vốn huy động
  • Doanh nghiệp Thái Lan chú ý “vùng trống” của Việt Nam
  • Doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm ngành chăn nuôi: Miếng bánh siêu lợi nhuận
  • Phát triển công nghiệp phụ trợ: “Nói khá nhiều, làm rất ít”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container