Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều ngành chế biến thiếu nguyên liệu trầm trọng

picture
Giá mủ cao su đã tăng trên 300% so với cùng thời điểm tháng 4/2009.
Từ đầu năm 2010 đến nay, ngày càng có nhiều ngành chế biến lâm vào tình trạng khó khăn do nguyên liệu khan hiếm và tăng giá đầu vào, điển hình như tôm, cao su, đường, điều, bông sợi vải... Điều này càng bộc lộ rõ thêm mối liên kết quá lỏng lẻo giữa nuôi trồng và chế biến sản phẩm.

Những năm qua, ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản có bước phát triển mạnh, thúc đẩy tiêu thụ và gia tăng giá trị cho sản xuất nông – lâm - thủy sản hàng hóa. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp chế biến chưa thiết lập được nguồn nguyên liệu ổn định, mà sản xuất đến đâu thu mua đến đó, nên những khi khan hiếm nguyên liệu như hiện nay, họ thường phải “ăn đong” nguyên liệu và rất khó sản xuất đủ theo nhu cầu đặt hàng.

Chật vật vì thiếu nguyên liệu

Giá mủ cao su đột ngột tăng mạnh kể từ đầu năm 2010, đến nay đạt mức cao nhất trong lịch sử ngành cao su, 67,5 triệu đồng/tấn, đã khiến ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm từ mủ cao su gặp khó.

Theo ông Lê Văn Trí, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp cao su miền Nam (Casumina), hiện giá nguyên liệu mủ cao su mà công ty này đang phải nhập vào đã cao gấp đôi so với tháng 9/2009, và tăng trên 300% so với cùng thời điểm tháng 4/2009. Tháng 9/2009 khi thấy giá mủ rục rịch tăng, Casumina kịp mua 5.000 tấn dự trữ. Tuy nhiên, với nguồn nguyên liệu hiện có cũng chỉ đủ cho Công ty cân đối sản xuất đến hết tháng 4/2010.

Thời điểm này, nhiều nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cũng đang phải hoạt động cầm chừng với 30-40% công suất. Không những thế, tình hình nắng nóng, khô hạn kéo dài cộng với việc thiếu nước mặn khiến số diện tích nuôi bị thiệt hại, tôm chết tăng dần mỗi ngày. Người nuôi tôm theo mô hình công nghiệp, bán công nghiệp lại chưa dám mạnh dạn thả giống do thời tiết không thuận lợi.

Do nguồn cung thiếu, vài tháng gần đây, giá tôm nguyên liệu liên tục được đẩy lên cao. Hiện giá tôm sú loại 20 con/kg ở mức 185.000 đồng/kg; loại 30con/kg ở mức 150.000 - 160.000 đồng/kg; tăng trung bình 20.000 đến 25.000 đồng/kg so với tháng trước. Lãnh đạo Công ty TNHH Chế biến thủy sản Phương Nam (Sóc Trăng) than phiền, mỗi ngày công ty này chỉ mua được gần 15 tấn tôm, trong khi sức tiêu thụ của nhà máy lên đến 150 tấn tôm/ngày.

Theo báo cáo đánh giá tình hình sản xuất mía đường niên vụ 2009-2010 của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, sản lượng mía ép niên vụ này là 9.808.540 tấn, sản lượng đường 936.208 tấn, so với kế hoạch chỉ đạt 83,2% về sản lượng mía ép và 82,6% về sản lượng đường. Tình trạng thiếu mía nguyên liệu đã xảy ra từ vài năm nay và đến bây giờ vẫn tiếp diễn.

Bên cạnh nguyên nhân là diện tích trồng mía không đủ đáp ứng nhu cầu, còn là do đầu vụ giá đường cao nên một số nhà máy đã sản xuất sớm trong khi cây mía chưa đạt độ chín về công nghiệp làm thiệt hại cho năng suất mía, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân, tăng chi phí chế biến cho nhà máy và cuối cùng dẫn đến nhà máy thiếu mía. Nhiều nhà máy phải kết thúc vụ sản xuất sớm hơn so với kế hoạch...

Khi bên này bỏ rơi bên kia

Mối quan hệ giữa cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu ở nước ta còn quá lỏng lẻo, chưa có những cơ chế chia sẻ khó khăn và lợi ích một cách hợp lý, cho nên khi có lợi, bên này có thể bỏ rơi bên kia. Khi được mùa hoặc tiêu thụ sản phẩm khó khăn thì thường xảy ra tình trạng cơ sở chế biến ép cấp, ép giá nguyên liệu.

Mới đây, một công ty chế biến của Hàn Quốc mặc dù đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân trồng hành ở Bắc Giang nhưng đã tự ý “phá” hợp đồng với lý do không tiêu thụ được sản phẩm. Ngược lại khi mất mùa, người trồng nguyên liệu sẵn sàng bán cho nơi trả giá cao hơn, “quên” luôn trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký kết. Chính vì chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nuôi trồng và chế biến, nên rất khó điều tiết các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, lúc thì sản lượng thu hoạch dư thừa, khi lại quá thiếu hụt so với cầu trên thị trường.

Với tình cảnh ngành cao su hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ mủ cao su thường không ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với những doanh nghiệp, nông dân trồng cao su. Bởi vậy, hiện nay khi giá mủ cao su thế giới tăng cao, sản lượng mủ cao su thu hoạch đến đâu đều được xuất khẩu hết. Nhiều chuyên gia cho rằng, mặc dù xuất khẩu cao su của nước ta đang tăng mạnh, nhưng chủ yếu xuất dưới dạng thô nên lợi khó bù so với thiệt, việc các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cao su trong nước đang lâm vào tình trạng không mua được nguyên liệu sẽ có nguy cơ giảm sản lượng và giá trị của ngành này.

Trong sản xuất kinh doanh, cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu có mối quan hệ hữu cơ. Ngày càng nhiều nhà máy chế biến nông - lâm - thủy sản quan tâm việc xây dựng và quy hoạch vùng nguyên liệu, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh cho cả cơ sở chế biến và người sản xuất nguyên liệu. Tuy nhiên ở nhiều địa phương, không ít cơ sở chế biến chưa xây dựng được vùng nguyên liệu theo yêu cầu sản xuất, điển hình là nhiều nhà máy đường hàng năm chỉ khai thác được 20-30% công suất do thiếu mía.

Có một số địa phương lại cấp phép cho xây dựng cơ sở chế biến quá nhiều so với nguyên liệu tại địa phương, làm cho tình trạng tranh mua, tranh bán diễn ra gay gắt, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nguyên liệu, chất lượng sản phẩm và quản lý nguyên liệu ở những vùng đã được quy hoạch của các nhà máy chế biến.

(Theo Vneconomy)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Công nghiệp giải trí trước cú hích 3D: Bắt tay nhau khai thác thị trường
  • Ngành giấy tăng giá: Lao đao ngành in ấn
  • Giải “cơn khát” nguyên liệu mía đường
  • Sản xuất, kinh doanh phân bón “lọt” vào tầm ngắm
  • Cần có chiến lược sản xuất thức ăn chăn nuôi !
  • Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghiệp Hà Nội Hỗ trợ bằng cơ chế đặc biệt
  • Công nghiệp phụ trợ: Loay hoay tìm hướng đi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container