Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô: Mạnh ai nấy lo

Theo các chuyên gia, phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) phải trở thành hoạt động thường xuyên theo hướng chuyên môn hóa, hợp tác hóa cao. CNHT ô tô không nằm ngoài quy luật đó, khi nước ta đang tìm biện pháp giảm nhập siêu và đi nhanh đến đích công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
 
Lắp ráp ô tô tại Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai. Ảnh: Lê Tuấn

Tỷ lệ nội địa hóa quá thấp

Theo báo cáo của ngành chức năng, trên địa bàn Hà Nội hiện có gần 20 doanh nghiệp (DN) sản xuất, lắp ráp ô tô (kể cả liên doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài). Trong đó, dòng xe dưới 9 chỗ ngồi có khoảng 50 chủng loại; ô tô buýt trên 80 chỗ có 37 chủng loại. Riêng ô tô tải có tải trọng từ 0,8 đến 5 tấn được sản xuất, lắp ráp tại 10 DN có chủng loại đa dạng, giá phù hợp với nhu cầu thị trường. Nhóm sản phẩm này phát triển mạnh nhất trong thời gian gần đây, được nhiều DN quan tâm đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, hầu hết DN chỉ lắp ráp ô tô dưới dạng CKD (nhập các linh kiện về lắp ráp) với trình độ công nghệ gần như nhau, tỷ lệ nội địa hóa thấp. Giá trị gia tăng đạt được chủ yếu ở các khâu hàn, lắp ráp... còn lại gần 90% linh kiện, phụ tùng khác được nhập khẩu. Dòng xe con, xe du lịch 4-9 chỗ chưa có DN trong nước nào tham gia lắp ráp, sản xuất, mà chủ yếu do khối DN đầu tư nước ngoài lắp giáp và tỷ lệ nội địa cũng thấp (tỷ lệ nội địa hóa của Honda Việt Nam cao nhất cũng chỉ đạt 10%, kế tiếp là Toyota Việt Nam: 7%, các công ty ô tô còn lại chỉ đạt 2-4%). Riêng với dòng xe buýt, xe tải có tỷ lệ nội địa hóa cao hơn...

Theo mục tiêu phát triển CNHT ngành ô tô, hết năm 2010 sẽ hoàn thiện các mẫu xe tải, xe khách với tỷ lệ sử dụng linh phụ kiện sản xuất trong nước là 65%, xe con: 15% và đến năm 2020 cho xe khách: 75%, xe tải: 85% và xe con: 30%... Trên cơ sở tập trung phát triển sản phẩm CNHT ngành ô tô theo cụm công nghệ, gồm cabin, khung, vỏ, động cơ, cầu, hộp số, hệ thống lái cho xe tải, xe khách và xe chuyên dụng; phát triển có lựa chọn một số loại động cơ, hộp số, phụ tùng khác với số lượng lớn phục vụ lắp ráp ô tô và từng bước xuất khẩu.

Phát triển thị trường nội địa: Cách nào?

Trên địa bàn Hà Nội đã hình thành một số cơ sở sản xuất phụ tùng, linh kiện, cung cấp cho các nhà sản xuất lắp ráp ô tô. Các DN bước đầu có sự hỗ trợ nhau trong sản xuất để nâng dần tỷ lệ nội địa hóa. Đặc biệt, các DN sản xuất, lắp giáp ô tô cũng ưu tiên đầu tư để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Tiên phong trong lĩnh vực này là Công ty CP Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki). Ngay từ khi thành lập, lãnh đạo DN này đã có tham vọng xây dựng thương hiệu ô tô riêng của nước ta. Vì vậy, đơn vị đã mạnh dạn đầu tư chế tạo khuôn mẫu. Ngoài những máy dập đơn có trọng tải lớn (1.900 tấn), hệ thống máy liên kết có tải trọng tới 2.500 tấn, các máy làm khuôn mẫu của Vinaxuki đã giúp DN tạo được thế chủ động khi thay đổi mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị trường. Được biết, ngoài những bộ khuôn hiện có, DN này còn hợp tác với chuyên gia Nhật Bản thiết kế, chế tạo thêm nhiều bộ khuôn mẫu khác. Với sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa hơn 40%, giá cạnh tranh và tiếp tục sản xuất một số phụ tùng với sự cộng tác của chuyên gia Nhật Bản nhằm ổn định chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, công nghệ gia công tại một số DN cơ khí còn hạn chế, chất lượng không ổn định, nhất là khâu tạo phôi, sản xuất khuôn mẫu... Được biết, trong số linh kiện sản xuất trong nước, có nhiều mẫu không phù hợp với quy chuẩn về kích cỡ như lốp, kính, ắc quy. Bên cạnh đó, các mối liên kết giữa các nhà sản xuất chủ yếu theo ngành dọc hoặc theo chủ quản lý. Điều này đã hạn chế khi khai thác thế mạnh của mỗi DN, cũng như hạn chế trong việc đầu tư phát triển chuyên sâu giữa các DN.

Tăng cường hợp tác trong sản xuất giữa các DN trong nước là giải pháp tối ưu nhằm giảm chi phí nhập khẩu, chi phí vận chuyển, nhất là liên kết để trở thành nhà cung cấp phụ tùng cho các DN, tập đoàn ô tô có thương hiệu trên thế giới. Trước mắt, để cạnh tranh với linh kiện nhập khẩu, các DN sản xuất, cung ứng linh kiện phụ trợ không những phải có đủ số lượng, mà chất lượng tốt. Vì thế, các DN nên phối hợp cùng nghiên cứu, lựa chọn kiểu loại xe ô tô có lợi thế cạnh tranh để tập trung sản xuất, từ đó phát triển thị trường nội địa cho CNHT.

(Theo Khánh Linh // Hanoimoi Online)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Liên kết sản xuất nguyên, phụ liệu trong nước
  • Nhiều ngành chế biến thiếu nguyên liệu trầm trọng
  • Công nghiệp giải trí trước cú hích 3D: Bắt tay nhau khai thác thị trường
  • Ngành giấy tăng giá: Lao đao ngành in ấn
  • Giải “cơn khát” nguyên liệu mía đường
  • Sản xuất, kinh doanh phân bón “lọt” vào tầm ngắm
  • Cần có chiến lược sản xuất thức ăn chăn nuôi !
  • Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container