Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người sản xuất muối: Chông chênh với thời tiết và giá

Bộ NN&PTNT cho biết, giữa tháng 3 giá muối có lúc xuống rất thấp, chỉ 200-500 đồng/kg. Hiện tại có tăng nhẹ, giá bán tại Bình Thuận, Ninh Thuận là 500-600 đồng/kg. Tuy nhiên, với giá bán như hiện nay, nhiều diêm dân để trắng cả ruộng muối không thu hoạch. Theo các chuyên gia kinh tế, người sản xuất muối lại một lần nữa trải qua nghịch lý "được mùa, rớt giá".

Nhọc nhằn nghề muối

Theo đánh giá của Tổng Công ty Muối Việt Nam, sản lượng muối cả nước chỉ đạt từ 800.000 đến 1 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu năm 2010 dự kiến khoảng 1,3 triệu tấn. Với vùng biển Tây Nam bộ, vụ muối năm 2010 sản xuất được gần 8.000ha, tăng hơn 700ha so với các năm trước, năng suất bình quân 50-55 tấn/ha, sản lượng đạt hơn 400.000 tấn, trong đó hơn 70% là muối đen, chủ yếu dùng để ướp tôm, cá. Lẽ ra với nguồn cung thấp hơn cầu, diêm dân sẽ có nhiều thuận lợi nhưng có một nghịch lý là dù sản lượng muối chưa đủ cho nhu cầu sử dụng trong nước nhưng muối vẫn chất đống, không tiêu thụ được. Hàng triệu diêm dân rơi vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo do muối rớt giá, tư thương thao túng.

Trên cánh đồng muối Hải Lý (Hải Hậu, Nam Định).

Ông Đoàn Xuân Hòa, Cục phó Cục Chế biến thương mại nông, lâm, thủy sản và Nghề muối (TM-NLTS&NM) cho biết, tỉnh Bạc Liêu có diện tích và sản lượng muối lớn nhất nước, với hơn 3.200ha sản xuất muối, trong đó 80% diện tích là sản xuất muối đen, tăng hơn 500ha so cùng kỳ các năm trước. Các vùng làm muối từ thị xã Bạc Liêu sang xã Vĩnh Hậu, Vĩnh Thịnh (Hòa Bình), Điền Hải, Long Điền Đông (Đông Hải) đâu đâu cũng thấy muối chất cao thành đống. Giá xuống thấp, muối chất thành đống cũng không có người mua. Ông Huỳnh Lệnh, Chủ nhiệm HTX Tôm - Muối xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cho biết, thương lái đến mua rất ít, thỉnh thoảng có vài ghe nhỏ đến "ăn" hàng với mức giá thấp, 20.000 đồng/giạ muối trắng (1 giạ muối là 33kg), còn muối đen chỉ 12.000 đồng/giạ, trong khi cùng thời điểm này năm ngoái, giá muối trắng mua tại ruộng là 75.000 đồng/giạ. Với mức giá quá thấp như vậy, diêm dân sản xuất không có lãi, thậm chí còn lỗ và không tiêu thụ được.

Cần cơ chế hỗ trợ

Tình trạng muối chất đống không người mua, hoặc mua với giá bọt bèo đã khiến không ít diêm dân muốn bỏ nghề. Ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cho biết: "Năm nay, Vĩnh Châu có 636ha sản xuất muối, sản lượng ước đạt trên 60.000 tấn. Nhưng, với giá hiện nay thấp, cộng với tình trạng tiêu thụ chậm, buộc diêm dân phải trữ muối lại, thì người sản xuất khó có lãi. Vì thế, sau khi thu hoạch muối, lãnh đạo huyện Vĩnh Châu sẽ hướng dẫn diêm dân chuyển sang nuôi cua biển, cá kèo... để giải quyết lao động, tăng thu nhập cho diêm dân vùng biển". Muối được mùa nhưng rớt giá không chỉ khiến diêm dân lao đao mà các doanh nghiệp cũng nghiêng ngả. Công ty CP Muối Khánh Hòa (đơn vị chiếm 60% tổng sản lượng muối của toàn tỉnh, với trên 600 công nhân), cho biết: Do giá muối thị trường tụt dốc trầm trọng, công ty đang cố gắng tìm giải pháp thích hợp nhằm bảo đảm ổn định đời sống cho công nhân. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của công ty vẫn là lượng muối tồn kho quá lớn (hơn 500 tấn), nên rất cần chính sách trợ giá của Nhà nước, trong khi Nhà nước lại cho phép nhập khẩu muối…

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, lãnh đạo tỉnh vừa có văn bản đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo các tổ chức, doanh nghiệp thu mua muối tạm trữ và hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp tham gia chủ trương này để diêm dân có lãi từ 30% trở lên. Về lâu dài, tỉnh Bạc Liêu kiến nghị Bộ NN&PTNT cần xúc tiến đầu tư xây dựng kho dự trữ muối quốc gia tại Bạc Liêu để giải quyết tình trạng tồn đọng muối, giúp diêm dân thoát cảnh đói nghèo.

Ông Lê Xuân, Cục trưởng Cục Chế biến TM-NLTS&NM, Bộ NN&PTNT cho biết, về lĩnh vực đầu tư, phát triển diêm nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 161/QĐ-CP năm 2007, trong đó đã hoạch định những chỉ tiêu cho từ năm 2010 đến 2020. Đến nay, đã thực hiện vượt chỉ tiêu (chỉ tiêu năm 2010 đạt 15.000ha, năm 2009 đã đạt 14.500ha; như vậy thì hết năm 2010 chắc chắn vượt chỉ tiêu). Mục tiêu Nhà nước đề ra năm 2015 cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước. Năm 2020 hướng đến khuyến khích xuất khẩu. Còn ông Hòa thì cho rằng, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ giá cho lúa gạo, mua tạm trữ cà phê, cũng nên có chính sách trợ giá hay có chính sách cụ thể nào đó giúp diêm dân sản xuất muối. Nếu giá muối trong nước cứ xuống quá thấp thì chỉ vài tháng nữa diêm dân sẽ bỏ nghề.

(Theo Đào Huyền // Hanoimoi Online)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô: Mạnh ai nấy lo
  • Liên kết sản xuất nguyên, phụ liệu trong nước
  • Nhiều ngành chế biến thiếu nguyên liệu trầm trọng
  • Công nghiệp giải trí trước cú hích 3D: Bắt tay nhau khai thác thị trường
  • Ngành giấy tăng giá: Lao đao ngành in ấn
  • Giải “cơn khát” nguyên liệu mía đường
  • Sản xuất, kinh doanh phân bón “lọt” vào tầm ngắm
  • Cần có chiến lược sản xuất thức ăn chăn nuôi !
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container