Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vùng nguyên liệu mía ở Tây Ninh: Nguy cơ xóa trắng

Tại Tây Ninh, câu chuyện nông dân bỏ mía vì nhiều rủi ro, nhất là do tình trạng cháy mía khiến nông dân trắng tay, thậm chí bị lỗ nặng là câu chuyện chưa có hồi kết và thậm chí số hộ nông dân “nói không” với mía ngày càng tăng lên khiến nhiều DN đường “đau đầu” trước nguy cơ vùng nguyên liệu bị xóa trắng.
 
Mía cháy - nỗi kinh hoàng của nông dân trồng mía

Vụ chế biến mía đường 2011- 2012 khởi đầu khá thuận lợi, bởi giá thu mua mía tăng so với vụ trước, đồng thời các nhà máy lập lịch thu hoạch phù hợp, hạn chế tình trạng đông ken, nôn nóng chờ chặt mía. Hai nhà máy lớn trong tỉnh đều tăng công suất để tăng sản lượng mía tiêu thụ và hoạt động ổn định. Sau Tết Nhâm Thìn, giá thu mua mía tiếp tục tăng lên đến gần 1,2 triệu đồng/tấn 10 CCS tại ruộng. Dự kiến của các nhà máy, đến giữa tháng 3 năm nay là kết thúc vụ chế biến mía đường 2011-2012.

Nông dân bỏ mía

Thế nhưng, hiện đã có một số nông dân sau khi thu hoạch xong đã “bỏ mía”. Ông Trần Văn Sơn (Tân Hiệp, Tân Châu) đã nhiều năm gắn bó với cây mía. Những năm trước, ông Sơn có 7 ha mía. Cả gia đình ông chủ yếu sống nhờ cây mía nên ông rất chịu khó đầu tư, chăm sóc. Thường năm, mía của ông cho năng suất khá cao, bình quân từ 70 tấn/ha, đến hơn 100 tấn/ha. Cách nay mấy năm, ông Sơn xây nhà tường khá khang trang cũng nhờ thu nhập từ cây mía. Thế nhưng 2 năm trước, ông Sơn đã quyết định chuyển 5 ha trồng mía sang trồng mì. Nguyên nhân là do nhiều lần mía của ông bị cháy mà không rõ lý do cũng không có cách gì bảo vệ được. Nghĩ rằng mía gần nhà có thể “an toàn hơn” nên ông tiếp tục giữ lại 2 ha cạnh nhà và chăm sóc tận tình nên mía rất tốt. Thế nhưng sau Tết Nhâm Thìn vừa qua, khi chuẩn bị chặt mía thì đêm đó đám mía của ông lại bị cháy. Ông Sơn cho biết, với giá gần 1,2 triệu đồng/tấn 10 CCS, ông cầm chắc đám mía sẽ cho thu nhập không dưới 70 triệu đồng. Thế nhưng sau khi bị cháy, chẳng những chất lượng, sản lượng mía giảm mà mọi chi phí thu hoạch lại tăng cao hơn bình thường do bị “đầu công” ép đòi tăng giá. Kết quả là ông chẳng còn lãi được đồng nào sau gần 1 năm trời bỏ công chăm sóc mía. Cuối cùng thì ông Sơn cũng quyết định bỏ hẳn cây mía.

Chuyện nông dân phải bỏ mía vì gặp quá nhiều rủi ro đã xảy ra ở khá nhiều hộ ở nhiều nơi. Bởi vì khi mía cháy trước Tết Nguyên đán không được bảo hiểm chữ đường bị thiệt thòi không nhỏ, còn sau tết được bảo hiểm nhưng chỉ 7,5 CCS nên cũng chẳng có lời. Trong khi đó, mọi chi phí tăng bo, thu hoạch, vận chuyển… mía cháy đều bị tăng giá lên rất cao. Trong dịp tiếp xúc với chính quyền và nhà máy đường trước Tết Nhâm Thìn, nhiều nông dân trồng mía đã bày tỏ bức xúc về chuyện rủi ro và bị o ép. Ông Trần Văn Tuấn - một nông dân trồng mía ở xã Tân Bình (Tân Biên) bức xúc vì trên diện tích gần 7 ha mía của ông chuẩn bị thu hoạch thì có đến hơn 5 ha bị cháy. Bình thường giá tăng bo chỉ khoảng 50.000 đồng/tấn, nhưng lúc mía cháy chủ xe bò đòi tăng lên gấp đôi. Đầu công cũng lợi dụng nhu cầu bức thiết của chủ mía trong việc thu hoạch mía cháy nên cũng tăng từ mức bình thường là 140.000 đồng/tấn lên đến 200.000 đồng/tấn...

Đằng sau thiệt hại mía cháy

Thiệt thòi của nông dân có mía bị cháy không chỉ có vậy. Khi mía bị cháy, tuy rằng các nhà máy lập tức cho thu hoạch ngay và vận chuyển mía về nhà máy. Thế nhưng, nhà máy không thể ngưng thu hoạch hoàn toàn mía tươi được do còn rất nhiều hộ trồng mía khác đã đến lịch chặt nên mỗi ngày lệnh chở mía cháy cho mỗi đám chỉ được có… 1 xe tương đương khoảng 15 tấn. Do đó, nếu đám mía cháy chừng vài ha trở lên thì chắc chắn sẽ tồn mía tại ruộng trong thời gian dài và sản lượng, chất lượng bị giảm rất nhiều. Theo một số nông dân, với mía năng suất 70 tấn/ha hiện nay có thể cho lãi khoảng 30 triệu đồng/ha, nhưng khi bị cháy thì có khi bị lỗ đến 10 triệu đồng/ha.

Về phía các nhà máy đường, nạn cháy mía cũng gây khó khăn đáng kể. Ở nhà máy đường thuộc Cty CP Bourbon Tây Ninh (SBT), trong vụ chế biến này phải tiếp nhận sản lượng mía cháy lên đến hơn 30% tổng sản lượng mía đưa về nhà máy. Còn ở Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh thì lượng mía cháy cũng chiếm hơn 20%. Khi mía cháy, chữ đường giảm, hiệu suất thu hồi đường thấp nhưng chi phí hoạt động lại không giảm nên hiệu quả hoạt động của nhà máy thấp hơn mía không cháy. Trong thời gian qua, các nhà máy đường cũng đã có nhiều nỗ lực để khuyến khích nông dân giữ mía như: tăng cường mức đầu tư, có nhiều khoản hỗ trợ không hoàn lại, có chính sách thưởng, tăng giá thu mua mía…, thế nhưng vẫn không thể hạn chế được tình trạng nông dân bỏ mía. Bởi nguyên nhân chính khiến nông dân bỏ mía là do sợ cháy mía, trong khi các nhà máy cũng “bó tay”.

Theo Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh, đến nay, vùng nguyên liệu mía do nhà máy đầu tư chắc chắn sẽ “mất” thêm khoảng 400 ha nữa do nhiều nông dân chuyển sang trồng cây khác. Từ nay đến cuối vụ thu hoạch, có khả năng con số này sẽ tiếp tục tăng thêm. Còn ở vùng nguyên liệu mía do Nhà máy đường SBT đầu tư- tuy chưa có thống kê chính thức nhưng chắc chắn diện tích mía chuyển sang cây trồng khác không thấp hơn Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh. Nguy cơ diện tích mía trên địa bàn tỉnh tiếp tục giảm đang diễn ra trước mắt.

Có ý kiến cho rằng nếu đã xác định cây mía là cây thế mạnh và ngành công nghiệp chế biến mía đường có sự đóng góp không nhỏ vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, thì nhất thiết phải tạo mọi điều kiện duy trì và phát triển cả về diện tích lẫn năng suất mía. Muốn như thế, trước mắt là phải làm sao hạn chế rủi ro cho nông dân khi trồng mía - cụ thể là hạn chế tình trạng mía cháy.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Xây nhà tiền tỷ cho... chim yến
  • Ngành phân bón: Loay hoay quản lý giá
  • Công nghiệp Việt Nam đang đi khập khiễng
  • Ngành nhựa: Quy hoạch lệch thị trường
  • Sản lượng đường niên vụ mới có thể tăng thêm 250.000 tấn
  • Chưa kiểm soát được muối nhập khẩu
  • Công nghiệp Việt Nam: Rầm rộ và...lặng lẽ
  • Bức tranh ảm đạm của ngành vận tải biển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container