Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Áp lực cho sợi dệt

Doanh nghiệp dệt, sợi Việt Nam đang chịu nhiều áp lực trước tốc độ tăng cao của giá bông nhập khẩu. Với việc Ấn Độ - nước xuất khẩu bông lớn thứ 2 thế giới tuyên bố ngưng xuất khẩu bông để bảo đảm cho ngành nguyên liệu nước họ đã có tác động mạnh đến thị trường bông thế giới.Hơn nữa, Trung Quốc - một thị trường nhập khẩu bông của Việt Nam cũng gặp khó khăn vì diện tích trồng và sản lượng bông giảm sút do hạn hán kéo dài, càng làm cho thị trường tiêu thụ bông thêm rối ren.

Mới đây, thông tin Trung Quốc có thể tăng hạn ngạch nhập khẩu bông thêm 800.000 tấn (mức nhập khẩu đưa ra đầu năm là 1,89 triệu tấn) để bù đắp sự thiếu hụt hiện nay đã làm cho giá bông leo lên mức kỷ lục. Các doanh nghiệp sợi Việt Nam cho biết, giá bông tháng trước dao động khoảng từ 1,9 USD đến 2 USD/kg, hiện nay đã tăng lên từ 2,07 USD đến 2,1 USD/kg. Giá bông còn có thể tăng cao trong thời gian tới. Hiện doanh nghiệp Việt Nam chỉ còn nguồn cung từ thị trường Mỹ và các nước Tây Phi.

Nguồn cung hạn chế, giá tăng là điều tất yếu. Nhưng từ vấn đề này, doanh nghiệp dệt sợi Việt Nam mới vỡ lẽ ra nhiều thứ. Kinh nghiệm và sự nhạy cảm trong “đánh hơi” thị trường là điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam. Ở thời điểm giá bông, sợi đang tăng chóng mặt như hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang phải chạy khắp nơi mà vẫn không kiếm đủ nguyên liệu để sản xuất cho các đơn hàng xuất khẩu đã ký từ cuối năm 2009. Sợi cotton đang trở nên khan hiếm! Hiện nay, giá nguyên liệu đầu vào đã tăng hơn 40% so với cuối năm 2009, nhưng ở thời điểm này, do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường mua bán bông, sợi dường như đóng băng.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng bán cho đối tác nước ngoài chỉ lời được ít, thậm chí còn chịu lỗ. Trong khi đó, đơn hàng đã ký bán đến giữa năm 2010. Lỗ đã đành, doanh nghiệp càng thêm áp lực trong việc chạy tìm mua nguyên liệu để sản xuất.

Hiện giá nguyên liệu vải nhập khẩu cho sản xuất may mặc tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2009. Một doanh nghiệp dệt tại TPHCM chia sẻ, hiện đang có đơn đặt hàng dệt vải cho đối tác từ châu Âu, nhưng với điều kiện không dùng nguyên liệu sợi của Trung Quốc mà chỉ dùng sợi trong nước để sản xuất. Đây là thuận lợi nhưng tại thời điểm này lại gây khó khăn cho doanh nghiệp vì nguồn cung trong nước đang khan hiếm do đã được vét hết để xuất khẩu!

Trong chuỗi sản xuất liên hoàn từ sản xuất bông, xơ, kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất vải rồi mới đến may mặc, Việt Nam mới chỉ làm tốt ở khâu cuối cùng. Phần lớn nguyên phụ liệu may mặc còn phải nhập khẩu của nước ngoài. Do đó, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ vừa là đòi hỏi bức bách, vừa là câu chuyện dài của ngành dệt may Việt Nam

(Theo HẠNH NHI // SGGP online)

  • Ngành dệt may triển khai nhiều dự án cho mục tiêu phát triển bền vững
  • Vinatex đón nhận Huân chương Sao Vàng
  • Các doanh nghiệp dệt may: Tiết kiệm điện để giảm giá thành
  • DN dệt may : Thiếu lao động và điện
  • Nghịch lý dệt may
  • Ngành dệt may: Cách nào tạo thương hiệu?
  • Dệt may chủ động nguyên liệu nhờ dầu khí
  • Các nhà máy sản xuất dệt may sẽ di dời ra khỏi TP.HCM
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container