Phân tích của các chuyên gia cho biết châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất hàng dệt may lớn nhất thế giới, cung cấp khoảng 75-78% nhu cầu hàng dệt may toàn cầu với tổng giá trị ước tính 700 tỷ USD. Trong đó, Trung Quốc cung cấp 35%, ASEAN 20%, Ấn Độ và các nước Nam Á khoảng 17-20%.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất hàng dệt may Thái Lan Dej Pathanasethpong cho rằng trong khi hoạt động ngành dệt may ở Mỹ và Liên minh châu Âu đang thu hẹp dần, các nước ASEAN cần nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc thành lập một "Tổng Công ty ASEAN", hạ thấp biểu thuế theo Hiệp định thương mại tự do khu vực để hưởng lợi tối đa từ việc cùng chia sẻ các nguồn lực sẵn có.
Dự báo, xuất khẩu hàng dệt may của châu Á sang EU và một số thị trường khác sẽ tăng vào năm tới.
Ông Pathanasethpong cho biết mặc dù xuất khẩu hàng dệt may của Thái Lan dự kiến sẽ tăng ít nhất 10% trong năm nay, nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này dự tính chỉ đạt 7,22 tỷ USD (giảm so với 7,5 tỷ USD năm 2008), chủ yếu do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới.
Mỹ hiện là thị trường tiêu thụ nhiều nhất hàng dệt may Thái Lan (chiếm 45,6%), tiếp đến là EU (30%), Nhật Bản (6%) và ASEAN (2,4%).
Tuy nhiên, thách thức hiện nay đối với ngành dệt may Thái Lan là tình trạng thiếu nhân công. Các nhà lãnh đạo ngành dệt may Thái Lan có thể phải xem xét kế hoạch chuyển hướng đầu tư sang nước khác trong ASEAN để tận dụng nguồn nhân lực.
Theo nhận định của các chuyên gia, Trung Quốc có chi phí lao động tương đối hợp lý để thực hiện các hợp đồng lớn, nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc trong năm nay có thể chỉ tăng 1% (so với mức tăng khoảng 20% trong thời gian từ năm 2002- 2008), chủ yếu do các nhà sản xuất chú trọng phục vụ người tiêu dùng trong nước./.
Vietnam+
(Internet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com