Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 25 tỷ USD vào năm 2020

picture
Dệt may luôn nằm trong nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) vừa công bố quy hoạch định hướng đầu tư dệt may đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành sẽ đạt 25 tỷ USD, tạo việc làm cho 3 triệu lao động.

6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may tăng xấp xỉ 30% so cùng kỳ, ước đạt 6,16 tỉ USD; sản lượng tăng 18%. Đây là mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng ngành dệt may hiện nay có thể thấy sự phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, thành, các vùng miền. Tại hai trung tâm lớn là Hà Nội và Tp.HCM, mật độ các doanh nghiệp dệt may tập trung quá cao, dễ dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp dệt may với các ngành công nghiệp khácvà trong nội bộ ngành.

Một vấn đề đáng lo lắng nữa của ngành là việc thiếu hụt lao động. Sở dĩ các doanh nghiệp dệt may lâm vào tình trạng này là do trong thời gian qua, tốc độ phát triển ngành quá nhanh trong khi chưa có quy hoạch định hướng.

Để giải quyết vấn đề thiếu lao động hiện nay, ngoài nỗ lực của doanh nghiệp như tăng lương, tăng phúc lợi cho lao động, thì việc đầu tư các nhà máy tại các địa phương là thực sự cần thiết. Các doanh nghiệp dệt may cần chủ động đầu tư dịch chuyển về một số vùng phù hợp, không nên để các nhà máy dệt và may tập trung phát triển mạnh ở các đô thị như hiện nay.

Lâu nay, dệt may thường được cho là ngành xuất khẩu gia công chủ yếu, hàm lượng chất xám trong sản phẩm thấp. Trong khi đó, Việt Nam chưa xây dựng được các ngành công nghiệp phụ trợ, chưa chủ động về khâu nguyên liệu và còn yếu về khâu thiết kế.

Mục tiêu chung đến năm 2020 là phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

Trong giai đoạn 2011 – 2020 tăng trưởng bình quân 12 – 14%, xuất khẩu tăng 15%. Đến năm 2020, sản lượng sợi đạt 650 ngàn tấn/năm; sản lượng vải dệt đạt 2 tỷ m2 vải; sản lượng may đạt 4 tỷ sản phẩm; kim ngạch xuất khẩu đạt 25 tỷ USD, tạo việc làm cho 3 triệu lao động.

Trong đó, mục tiêu của tập đoàn dệt may là đạt 300 ngàn tấn sợi/năm, sản lượng vải dệt đạt 675 triệu m2 vải, sản lượng may 706 triệu sản phẩm, kinh ngạch xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD, tạo việc làm cho 290 ngàn lao động. Tổng vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp là 42.950 tỷ đồng, gồm nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, vốn từ quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp (2012) và kêu gọi đầu tư trong nước và quốc tế, vốn vay thương mại.

Ông Lê Tiến Trường - Phó tổng giám đốc thường trực Vinatex cho biết, trong thời gian tới, các mặt hàng chủ lực của ngành dệt may vẫn là các sản phẩm truyền thống như nguyên liệu bông, xơ sợi tổng hợp, sợi các loại, vải dệt thoi, vải dệt kim và các sản phẩm may mặc. Tuy nhiên, thứ tự và mức độ ưu tiên của các sản phẩm chủ lực là khác nhau.

Trước hết, trong phát triển của ngành giai đoạn này sẽ tập trung tăng cường cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường; đa dạng hoá và nâng cao đẳng cấp mặt hàng. Hiện tỉ trọng đơn hàng xuất khẩu theo phương thức gia công là chủ yếu sẽ được tích cực thay đổi sang phương thức FOB (sử dụng một phần nguyên liệu trong nước thay vì sản xuất theo đơn đặt hàng) và sang hình thức bán sản phẩm gồm cả thiết kế (ODM).

Tỉ trọng sản phẩm ODM trong các đơn hàng dự kiến sẽ khoảng 5% ngay trong năm 2011, tăng lên15% vào năm 2015 và 20% năm 2020; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho ngành may trong các hoạt động thiết kế thời trang, hỗ trợ nguồn cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất kinh doanh. Ưu tiên thứ 2 cho giai đoạn này là phát triển cây nguyên liệu; thứ ba là sản xuất vải và phụ liệu phục vụ may xuất khẩu.

Thực tế cũng cho thấy nhiều năm qua, hàng dệt may luôn nằm trong nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhưng giá trị gia tăng mang lại chưa cao. Bởi vậy, ban lãnh đạo Vinatex cho rằng Việt Nam phải tìm ra “thị trường ngách” để tạo bứt phá so với các nước trong khu vực.

Bên cạnh vấn đề được xem là sống còn của các doanh nghiệp trong cạnh tranh là tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm thì xây dựng được chuỗi liên kết nội tại với các doanh nghiệp trong nước sản xuất nguyên phụ liệu, xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ đủ mạnh và đào tạo nhân lực chính là giải pháp cơ bản để tăng tốc ngành dệt may Việt Nam.

(Theo Vneconomy)

  • Năm 2012 sẽ cổ phần hóa Tập đoàn Dệt May-Vinatex
  • TPP - cơ hội cho hàng dệt may Việt Nam?
  • Dệt may “đau đầu” vì giá bông
  • Bông nguyên liệu cho ngành dệt may: Cuối năm lại tăng giá?
  • Phát triển bền vững ngành dệt may
  • “Giấc mơ bông” và “cơ hội cuối cùng”
  • Việt nam sẽ là "công xưởng" dệt may của Nhật Bản?
  • Trung Quốc gom mua sợi: lãi trước, lỗ sau
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container