Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt nam sẽ là "công xưởng" dệt may của Nhật Bản?

Cách đây vài thập kỷ, Đài Loan- Hàn Quốc- Trung Quốc là những quốc gia và vùng lãnh thổ được các nhà đầu tư thuộc lĩnh vực dệt may Nhật Bản nhắm tới để tận dụng lao động giá rẻ. Nay đến lượt Việt Nam lọt vào tầm ngắm.

Lọt vào "tầm ngắm"


Tại buổi thuyết trình về xu hướng dệt may tại thị trường Nhật Bản- Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức sáng 10/5, ông Fumio Koyama, chuyên gia cao cấp về dệt may, cố vấn của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho hay: Hiện nay Trung Quốc đang là nước cung cấp các sản phẩm dệt may lớn nhất cho Nhật Bản (chiếm tới 90% thị trường quần áo Nhật Bản- tương đương 3,3 tỷ USD vào năm 2010).

Nhưng do Trung Quốc tăng trưởng kinh tế nhanh, nhu cầu trong nước cũng tăng cao nên việc mở rộng thêm các sản phẩm dệt may xuất khẩu ngày càng không được như mong đợi.

Do vậy, theo kế hoạch 5 năm tới các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ xem xét di dời tới 30% số các cơ sở dệt may ra khỏi quốc gia này và Việt Nam đang được  xem là ứng viên tốt nhất vì giá nhân công hợp lý (tuy có cao hơn so với Campuchia, Bangladesh nhưng chỉ bằng ½ giá nhân công Trung Quốc). Bên cạnh đó, nền văn hoá Việt Nam- Nhật Bản cũng có nhiều điểm tương đồng.

Về phía Nhật Bản, quốc gia này hiện nay đang là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ 3 của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân 12%/năm. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản (VJEPA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2009 đã giúp giảm mức thuế suất của hầu hết các mặt hàng dệt may từ Việt Nam vào Nhật Bản về 0%, cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường của đất nước mặt trời mọc này.

Những bước tiến...

Ba tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản cũng đã vượt qua con số 300 triệu USD, chiếm gần 11,6% tổng kim ngạch của toàn ngành, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng quần áo trẻ em, quần áo bảo hộ lao động, áo sơ mi, quần áo văn phòng…

Theo ông Lê Tiến Trường, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) mặc dù tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật tăng hàng năm nhưng thị phần của các doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường Nhật Bản quả thực còn rất nhỏ so với con số 360 tỷ USD- tổng giá trị các mặt hàng dệt may Nhật Bản phải nhập khẩu hàng năm.

Như vậy, thị trường Nhật Bản hiện còn rất nhiều tiềm năng và doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để mở rộng xuất khẩu sang thị trường này.

Ông Trường cũng cho rằng, giai đoạn hiện nay, dù nguồn cung lao động ở Việt Nam không còn dồi dào như trước và giá nhân công đã tăng nhưng so với các quốc gia châu Á khác nhưng độ hấp dẫn về đầu tư dựa trên các ưu thế về trình độ lao động, giá thuê đất… của Việt Nam vẫn khá cao.

Vì vậy, để tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của ngành, các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng các mối quan hệ hợp tác lâu dài với doanh nghiệp Nhật Bản.

Song song với đó, các nhà sản xuất dệt may Việt Nam cần phải xây dựng, phát triển thương hiệu riêng, tham gia nắm bắt, chi phối quá trình sản xuất nguyên liệu để giảm chi phí sản xuất, khẳng định vị trí trên thị trường thế giới  nói chung và thị trường Nhật bản nói riêng.

Cùng chung quan điểm với ông Trường, ngoài việc khuyên các doanh nghiệp cần phải đặc biệt chú trọng đến công tác đầu tư cho việc thiết lập thương hiệu riêng để nâng cao vị thế của ngành dệt may Việt Nam, ông Fumio Koyama còn khuyến cáo ngay từ bây giờ các doanh nghiệp cũng nên tính đến phương án đầu tư vào các quốc gia láng giềng có nhân công rẻ để đáp ứng tốt các đơn hàng từ các đối tác.

(Tamnhin)

  • Trung Quốc gom mua sợi: lãi trước, lỗ sau
  • Người mua ít, sản xuất cầm chừng
  • TPP – Được và mất của dệt may Việt Nam
  • Ngành da giày đối mặt với "cơn bão giá” đầu vào
  • Da giày sẽ trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn vào năm 2020
  • Da giày bị kiện chống bán phá giá: Thiệt hại 100 triệu USD/năm
  • Xuất khẩu dệt may điêu đứng vì phí
  • Dệt, nhuộm khát vốn FDI
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container