Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nâng giá trị gia tăng ngành dệt may

Công ty TNHH Một thành viên Dệt may Gia Định (Giditex) và Công ty CP Đầu tư Phát triển Gia Định (GDI) vừa khởi công xây dựng Khu phức hợp Trung tâm Thương mại – Văn phòng và khu căn hộ Gia Định Plaza tại số 7 Trường Chinh, phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TPHCM. Ngoài các chức năng trên, nơi đây còn có một trung tâm thiết kế thời trang và nguyên phụ liệu quy mô quốc tế, đáp ứng sự tăng trưởng xuất khẩu và tạo giá trị gia tăng cao hơn cho ngành dệt may.

Khu phức hợp nhiều công năng

Dự án Gia Định Plaza được xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 12.000m², chia thành hai khu bởi tuyến đường nội bộ. Trong đó, khu 1 tiếp giáp đường Trường Chinh có diện tích 2.803m² được quy hoạch khu công viên cây xanh. Khu 2 tiếp giáp đường nội bộ (diện tích 9.350m²) sẽ xây dựng khối công trình trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê hiện đại và 3 khối công trình căn hộ cao cấp gồm 302 căn với 4 loại diện tích từ 74,5m² đến 98,2m², mỗi block gồm 15 tầng và 1 tầng hầm.

Gia Định Plaza là khu phức hợp, có nhiều tiện tích và công năng khác nhau như: văn phòng, khu vui chơi giải trí-ẩm thực, mặt bằng trưng bày kinh doanh sản phẩm và trung tâm hội nghị, tiệc cưới. Đây cũng là địa điểm thích hợp tổ chức các buổi trình diễn thời trang và hội nghị lớn về ngành thời trang.

Dự án được giao cho các kiến trúc sư nổi tiếng của Gansam Partners (Hàn Quốc) thiết kế, mang phong cách kiến trúc hiện đại, độc đáo, sự phối hợp màu sắc hài hòa có tính thẩm mỹ và chất lượng cao.

Mô hình Gia Định Plaza

Với khẩu hiệu “Nơi hội tụ giá trị cuộc sống”, cư dân ở đây sẽ sở hữu khoảng công viên cây xanh rộng, mật độ bao phủ toàn khuôn viên dự án với hồ phun nước, tạo không gian xanh sạch đẹp. Ngoài ra, dự án còn xây dựng khu vui chơi, giải trí và nhà trẻ dành cho thiếu nhi. Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 800 tỷ đồng.

Khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động từ quý 3-2013, khách hàng kinh doanh ở trung tâm thương mại, hoặc cư ngụ ở Gia Định Plaza sẽ nhận được chính sách tài trợ từ Ngân hàng Oceanbank.

Trung tâm thiết kế thời trang quốc tế

Ông Hà Viết Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định cho biết, sự ra đời của Trung tâm thiết kế thời trang sẽ là nơi để các công ty thành viên trong hệ thống Giditex và các doanh nghiệp trong ngành dệt may tại TPHCM và cả nước có điều kiện để sáng tạo, thiết kế các mặt hàng thời trang đạt tiêu chuẩn quốc gia, hướng đến việc gia tăng thị phần, chiếm lĩnh thị trường thời trang nội địa, tạo ra những thương hiệu thời trang Việt Nam mang đẳng cấp quốc tế.

Ngoài ra, trung tâm này cũng đáp ứng được nhu cầu về sàn diễn phục vụ các buổi trình diễn thời trang trong nước và quốc tế. Việc đẩy mạnh đầu tư phát triển lĩnh vực thiết kế thời trang là mục tiêu chiến lược của ngành dệt may Việt Nam trong hiện tại và thời gian tới. Ngành dệt may Việt Nam đang ấp ủ nhiều kỳ vọng để biến TPHCM trở thành một trung tâm thời trang trong khu vực ASEAN.

Không chỉ chuyên về thị trường xuất khẩu, hiện nay nhiều thành viên trong hệ thống Giditex đã xây dựng và có được chỗ đứng trên thị trường như các thương hiệu thời trang Gidini Fashion, LegaFashion, Sanding, Sagotex...

Việc hình thành trung tâm thời trang sẽ tạo điều kiện để các thương hiệu thời trang của hệ thống và các đơn vị bạn bên ngoài có địa điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm để người tiêu dùng tiếp cận dễ dàng, hưởng ứng tích cực cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Phát biểu tại lễ khởi công xây dựng dự án, đồng chí Nguyễn Trung Tín, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, đánh giá cao mô hình phát triển trung tâm thiết kế thời trang, nguyên phụ liệu mà các doanh nghiệp đầu tư xây dựng tại TPHCM.Việc này sẽ góp phần rất lớn cho việc cung ứng nguồn nguyên liệu tại chỗ, nâng cao chất lượng trong chuỗi cung ứng sản xuất hàng dệt may, từng bước nâng giá trị gia tăng của ngành lên mức cao hơn. Đáp ứng xu hướng phát triển tất yếu của ngành dệt may Việt Nam hiện nay.

( Theo HÀ NHAI // Báo SGGP Online )

  • Dệt may, giày dép... nhiều cơ hội vào châu Phi
  • Hướng đi sắp tới của dệt may Việt Nam?
  • Giày dép Việt Nam: Vẫn chậm bước ở nội địa
  • Doanh nghiệp dệt may: Dồn dập nhận đơn hàng
  • Da giày với mục tiêu xuất khẩu 9,1 tỷ USD năm 2015
  • Đề xuất dự án lớn về dệt may
  • Hơn 59.000 tỷ đồng phát triển ngành Da-Giầy Việt Nam
  • Dệt may sẽ đạt 19,5 tỷ USD vào năm 2015
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container