Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng dệt may ách tắc tại cảng tạm thời được giải tỏa

Hàng dệt may lưu giữ chờ kiểm định tại các cảng và cửa khẩu. Nguồn:VnExpress

Nguyên phụ liệu cho sản xuất và hàng dệt may tiêu dùng nhập khẩu bị ách tắc tại các cửa khẩu từ ngày 20-12-2009 nay tạm thời đã được giải tỏa, doanh nghiệp ngành may cho biết.  

Ông Phạm Phú Cường, Phó tổng giám đốc Công ty May Nhà Bè, cho biết Bộ Công Thương đã gửi công văn phản hồi kiến nghị của doanh nghiệp về tình trạng nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu phục vụ cho sản xuất bị lưu giữ chờ kiểm tra hàm lượng formaldehyt và các amin thơm đã gây khó khăn cho hoạt động sản xuất.  

Theo đó, nguyên phụ liệu nhập về sẽ tạm thời được thông quan, nhưng vẫn phải gửi mẫu vải lên Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 3 để kiểm nghiệm hàm lượng các chất trên. Quy trình kiểm định sẽ kéo dài từ 10 ngày đến tối đa 3 tuần lễ. Quy định mới này giúp doanh nghiệp giảm chi phí lưu kho lẫn tình trạnh đình trệ sản xuất vì nguyên liệu chưa về kịp.  

Trước đó, ngày 20-12-2009, Thông tư số 32/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể có trong chất nhuộm của các sản phẩm hàng dệt may được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trên thị trường Việt Nam đã gây nhiều phản ứng nơi doanh nghiệp.  

Trao đổi với TBKTSG Online, ông Nguyễn Trọng Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng Cát Lái, cho biết sau Thông tư 32, Bộ Công Thương có ban hành thêm một số hướng dẫn về việc phân loại hàng dệt may phục vụ sản xuất xuất khẩu, tiêu thụ nội địa hoặc tiêu dùng trực tiếp.

Tuy nhiên, do không có hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn xác định các đối tượng trên, đã ảnh hưởng và kéo dài quá trình kiểm định hàm lượng các chất trên ở các mẫu vải.  

Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ông Phạm Xuân Hồng nói: “Quá trình kiểm định hàm lượng formaldehyt và các amin thơm là cần thiết để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, hạn chế hàng trôi nổi, kém chất lượng đưa ra thị trường. Tuy nhiên, việc thực hiện phải hợp lý để không ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp ngành dệt may, vốn phụ thuộc rất lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu".  

(Theo Thái Hằng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Dệt may “qua mặt” dầu thô
  • Hàng dệt may nằm chờ kiểm định
  • Xuất khẩu dệt may bứt phá
  • Lợi thế từ Dự án trồng bông ở Campuchia
  • Xuất khẩu của ngành Dệt may năm 2010: Nhiều tín hiệu khả quan
  • Da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 5 tỷ USD năm 2010
  • 2010: Dệt may vẫn chưa thể lạc quan!
  • Xuất khẩu da giày: đơn hàng không thiếu nhưng giá thấp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container