Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng dệt may nằm chờ kiểm định

Nhiều doanh nghiệp thiếu nguyên liệu do hàng nhập khẩu chờ kiểm định. - tinkinhte.com
Nhiều doanh nghiệp thiếu nguyên liệu do hàng nhập khẩu chờ kiểm định. Ảnh: Đức Thanh
Với thời gian kiểm định chất lượng từ 2 – 3 tuần, các doanh nghiệp dệt may gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt với các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng thời trang, phải nhập vải theo mùa để sản xuất và cung ứng cho thị trường.
 
Trong công văn gửi Bộ Công thương của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Vitas cho biết, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh hàng dệt may có nhập khẩu vải để sản xuất cung cấp cho thị trường trong nước gặp rất nhiều khó khăn do vướng phải Quy định kiểm tra chất lượng hàng hóa dệt may nhập khẩu trước khi thông quan theo Thông tư 32/2009 của Bộ Công Thương.

Hiệp hội dệt may Việt Nam kiến nghị Bộ Công Thương xem xét đề nghị Tổng cục Hải quan cho phép tạm thời thông quan các lô nguyên phụ liệu sau khi doanh nghiệp đã nộp các tờ khai và hồ sơ đăng ký lấy mẫu giám định theo quy định nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải làm thủ tục thông quan chính thức sau khi có kết quả kiểm nghiệm từ cơ quan có thẩm quyền.

Ngoài ra, Hiệp hội cũng kiến nghị Bộ nghiên cứu cho phép doanh nghiệp nhập khẩu được thông quan ngay trong trường hợp hồ sơ nhập khẩu lô hàng có kèm theo Giấy xác nhận hợp chuẩn Việt Nam của một tổ chức Giám định chất lượng quốc tế như SGS hoặc Bureau Veritas ....  

Hiện tại, lượng hàng chờ kiểm định đang rất lớn. Đơn cử, chỉ riêng Công ty thời trang Việt đã có 5 lô vải nhập khẩu tại Cảng Cát Lái, TP.HCM theo các tờ khai số 495 (nộp ngày 12/1), 4520, 4522, 4523, 4524 (nộp ngày 14/1/2010).

Tuy nhiên, theo phản hồi từ nhân viên hải quan, thời gian kiểm định lô hàng này là từ 2-3 tuần.

Với thời gian trên, Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì Công ty sản xuất kinh doanh hàng thời trang, phải nhập vải để sản xuất và cung ứng cho thị trường theo mùa vụ. Nếu mất 2-3 tuần chờ vải được thông quan, các kế hoạch sản xuất của mùa thời trang Xuân Hè không thể kịp mùa.  Ngoài ra, Công ty còn phải chịu phí lưu kho khá tốn kém.

Thông tư số 32/2009/TT-BCT quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may nhằm bảo vệ sản xuất và bảo vệ người tiêu dùng trong nước.

(Theo Hải Yến // Báo đầu tư)

  • Xuất khẩu dệt may bứt phá
  • Lợi thế từ Dự án trồng bông ở Campuchia
  • Xuất khẩu của ngành Dệt may năm 2010: Nhiều tín hiệu khả quan
  • Da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 5 tỷ USD năm 2010
  • 2010: Dệt may vẫn chưa thể lạc quan!
  • Xuất khẩu da giày: đơn hàng không thiếu nhưng giá thấp
  • Gía bông sẽ tiếp tục tăng trong năm 2010
  • Phát triển thời trang nội địa: Liên kết mở rộng kênh bán lẻ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container