Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kim ngạch dệt may tiến gần tới mốc 9,3 tỷ USD

Tháng 9, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt khoảng hơn 800 triệu USD, nâng kim ngạch 9 tháng đạt gần 6,7 tỷ USD, như vậy mục tiêu phấn đấu đạt 3% tăng trưởng sẽ có thể thực hiện được và đích 9,3 tỷ USD cho xuất khẩu năm nay đang đến rất gần.

Thành công của dệt may từ đầu năm đến nay có sự đóng góp không nhỏ của thị trường mới. Khác với thị trường các nước châu Âu, Mỹ… giảm sút từ 4 - 5%, những thị trường châu Á như Nhật Bản và đặc biệt nhóm các thị trường mới như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore… đều tăng mạnh với số lượng hợp đồng xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay.

Kết quả này là do Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN, Nhật Bản được ký kết gần đây đã giúp doanh nghiệp các nước giải quyết những khó khăn về thủ tục, nguồn vốn… đẩy cán cân thương mại hai chiều phát triển.

Thống kê cho thấy, 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 700 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc cũng đạt được mức tăng cao.

Chỉ tính trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này đã tăng hơn 50% so với trước đó 1 tháng và nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng đạt con số gần 123 triệu USD, tăng hơn 35% so với cùng kỳ.  Các mặt hàng áo khoác, áo sơ mi, quần áo trẻ em, vải, đồ lót... xuất khẩu đạt mức tăng trưởng khả quan. Mục tiêu cho 3 tháng còn lại, trung bình mỗi tháng ngành phấn đấu đạt khoảng hơn 800 triệu USD là có thể đạt được.

Các mặt hàng được dự báo sẽ tiếp tục giữ vững tiến độ xuất khẩu và có thể tăng trưởng mạnh trong những tháng cuối năm sẽ là áo khoác, áo jacket.

Tháng 10/2009, chính sách ưu đãi miễn thuế trong Hiệp định kinh tế song phương Việt-Nhật có hiệu lực. Với thuế suất ưu đãi 0% cho ngành dệt may, như là cú hích giúp nhiều nhà nhập khẩu mạnh dạn chuyển đơn hàng về cho doanh nghiệp Việt Nam.

Theo các chuyên gia phân tích, đây là điều thuận lợi nhất của ngành dệt may trong nước, bởi yêu cầu chứng minh xuất xứ nguồn gốc nguyên phụ liệu vốn là rào cản gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nước đã được tháo nút.

Điều đáng quan tâm hơn là nhiều thị trường mới trong khu vực đã chuyển từ việc nhập hàng Việt Nam để xuất sang một nước thứ 3, thì giờ đã chuyển qua tiêu thụ thị trường nội địa. Vì thế, hiện nay nhiều đơn đặt hàng sản xuất đều là hàng mua đứt bán đoạn, giảm thiểu các công đoạn gia công, góp phần giúp kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam tăng trưởng mạnh.

(Vinanet)

  • Ngành dệt may Thái Lan sẽ tăng 10% trong năm 2010
  • Châu Á sản xuất hàng dệt may nhiều nhất thế giới
  • Câu hỏi từ cuộc sống: Lại bỏ lỡ “miếng bánh”?
  • Hàng dệt may đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ tháng 8 năm 2009
  • EC đề xuất kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá với giày Việt Nam
  • Ngành dệt may thế giới đối mặt với nhiều thay đổi
  • Dệt may gắng sức, liệu có cán đích 9,2 tỷ USD?
  • Xuất khẩu dệt may thuận lợi thị trường mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container