Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành dệt may VN chưa tạo được thương hiệu mạnh

Ngày 18.11, hội thảo “Phát triển ngành dệt may VN sau 2 năm gia nhập WTO và những giải pháp để tăng tốc” đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp đáng lưu ý.

Theo thông báo của Hiệp hội Dệt may VN, dự kiến xuất khẩu của ngành năm nay sẽ đạt khoảng 9,2 - 9,3 tỉ USD, đưa VN vào top 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Tuy nhiên những tháng cuối năm ngành đang gặp phải nhiều khó khăn từ các thị trường xuất khẩu quan trọng vì các thị trường này đang phải đối mặt với khủng hoảng tài chính kinh tế. Đáng lưu ý nhất, sự phát triển của ngành dệt may đang đứng trước những thách thức, khó khăn mang tính cơ cấu.

Theo ông Hồ Lê Nghĩa (Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp), chúng ta mới chỉ tham gia vào khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng, khâu được đánh giá tạo ra lượng giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị. Hiện có khoảng 90% doanh nghiệp may mặc VN tham gia vào khâu này của chuỗi giá trị dưới hình thức sản xuất gia công. Xây dựng thương hiệu cũng là một khâu yếu của dệt may VN. Ông Phí Ngọc Trịnh - Giám đốc điều hành của Công ty cổ phần may Hồ Gươm cho rằng điểm yếu của VN là ngành dệt phát triển chưa tương xứng với ngành may, hiện đa số nguyên phụ liệu phải nhập khẩu, điều đó khiến giá sản phẩm tăng rất cao so với các nước trong khu vực vì phải trả thêm cả chi phí vận chuyển.

( theo thanhnien online )

  • Dệt may VN: Vẫn còn “bị động” khi hội nhập
  • Dệt may sau 2 năm gia nhập WTO và giải pháp tăng tốc
  • Dệt may: Còn nhiều rào cản cần tháo gỡ
  • Giải pháp tăng tốc để phát triển ngành dệt may hậu WTO
  • Indonesia mở rộng Chương trình sản xuất công nghiệp sang ngành giày dép
  • Dệt may Campuchia sẽ lâm vào khủng hoảng từ đầu năm 2009
  • Dệt may trên “sân nhà”: Hai vấn đề cần giải quyết
  • Đa dạng hoá thị trường - giải pháp để nâng cao xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container