Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường da giày thế giới năm 2008 và dự báo năm 2009

Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho sức tiêu thụ hàng hoá, trong đó có sản phẩm da giày, ở các thị trường chủ lực như Mỹ và châu Âu giảm sút đáng kể, ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu. Các nhà sản xuất da giày vì thế phải lên kế hoạch nhằm giảm thiểu thiệt hại bằng việc chuyển hướng thị trường xuất khẩu, tìm đến các nước có chi phí sản xuất thấp hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc cải thiện chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Đối với Trung Quốc và Việt Nam, hai thị trường xuất khẩu giày dép hàng đầu trên thế giới, ngành da giày còn phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn các nước khác khi mà EU quyết định tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da nhập khẩu từ hai nước này. Với Việt Nam, việc áp thuế chống bán phá giá 2 năm vừa qua đã không những gây tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới việc làm của hơn nửa triệu lao động trong ngành. Còn phía Trung Quốc, ngành da giày còn bị ảnh hưởng nhiều hơn nữa khi mà nước này đang phải đối mặt với ngày càng nhiều ảnh hưởng tiêu cực như đồng NDT liên tục tăng giá, chi phí lao động tăng trong khi kinh tế toàn cầu giảm sút. Những khó khăn trên còn khiến cho các hãng sản xuất da giày hàng đầu thế giới có trụ sở tại Trung Quốc như Adidas và Nike phải lên kế hoạch chuyển hoạt động sang các nước có chi phí thấp hơn.

Về hoạt động kinh doanh, tuy có nhiều khó khăn nhưng các nước sản xuất và xuất khẩu da giày vẫn đạt kết quả khả quan trong năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Indonesia năm nay dự kiến đạt 1,76 tỷ USD với mức tăng trưởng 10%, chủ yếu nhờ các biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, cộng với lợi thế không bị áp thuế chống bán phá giá tại EU như Việt Nam và Trung Quốc. Thái Lan dù những bất ổn chính trị trong nước diễn ra liên miên nhưng ngành da dự kiến tăng trưởng xuất khẩu vẫn đạt 3% với kim ngạch 12 tỷ baht. Xuất khẩu giày dép của Việt Nam năm nay đạt 4,69 tỷ USD, vượt mục tiêu 4,5 tỷ USD đề ra hồi đầu năm. Còn Ấn Độ vẫn đang hướng tới mục tiêu xuất khẩu da 4,68 tỷ USD trong tài khoá 2008/09 kết thúc vào tháng 3 năm tới. Bănglađét trong khi đó được đánh giá là điểm đến hấp dẫn với các nhà nhập khẩu giày dép toàn cầu nhờ lợi thế về chi phí sản xuất.

Cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính toàn cầu vẫn chưa kết thúc và dự đoán kinh tế thế giới sẽ chỉ hồi phục trong nửa cuối năm 2009, do vậy thị trường da giày năm 2009 sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

Ngay từ cuối năm 2008, các công ty da giày của nhiều nước, điển hình nhất là Ấn Độ, đã phải cắt giảm sản lượng hoặc sa thải lao động nhằm giảm thiểu thiệt hại. Riêng với hai thị trường xuất khẩu giày dép hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Việt Nam, khó khăn sẽ còn nhiều hơn nữa khi mà EU tiếp tục duy trì thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giày da và quyết định dỡ bỏ GSP đối với da giày Việt Nam kể từ đầu năm 2009. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội tốt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, trong đó có Indonesia, Bănglađét, Thái Lan và Ấn Độ.

(Theo Vinanet)

Bài thuộc chuyên đề: Tổng hợp thông tin dự báo kinh tế các nước và Thế giới 2009

  • Na Uy: Chi tiêu cho quần áo và giày dép giảm mạnh
  • Ngành dệt may: Gặp nhiều khó khăn
  • Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may và da giày
  • Xuất khẩu dệt may, da giày: Cứ than khó là lớn chuyện
  • Ngành Dệt may và da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 15 tỷ USD năm 2009
  • Xuất khẩu dệt may Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi hủng hoảng tài chính
  • May Nhà Bè coi trọng phát triển thị trường trong nước
  • Ba gói hỗ trợ giúp dệt may vượt khó
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container