Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ 9 tháng đầu năm 2009

9 tháng đầu năm nay, nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ từ nước ta tăng 20,51% về lượng và giảm nhẹ 2,36% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008, đạt 3,98 tỷ USD. Trong đó, nhập khẩu khối lượng hàng may mặc tăng 3,96% về lượng và giảm 3,71% về trị giá; khối lượng xuất khẩu hàng dệt tăng 116,61% về lượng và tăng 32,81% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ trọng hàng may mặc nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam chiếm 73,8% về lượng và chiếm 95% về trị giá trong tổng nhập khẩu hàng dệt may của nước này từ nước ta.

Theo số liệu thống kê chính thức của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, trong tháng 9 nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ từ Việt Nam đã giảm 2,2% về lượng và giảm 2,7% về trị giá so với tháng 8 và tăng 14,3% về lượng và giảm 10,2% về trị giá so với tháng 9 năm ngoái đạt 198,5 triệu m2 quy đổi và 485,8 triệu USD.

Tại nhóm hàng dệt: Nhập khẩu Cat.229 (special Fabric) của Hoa Kỳ từ Việt Nam là tăng đột biến và chiếm hơn 50% tổng khối lượng nhập khẩu tại nhóm hàng này. 9 tháng đầu năm nay, khối lượng nhập khẩu Cat.229 của Hoa Kỳ từ nước ta tăng 409% về lượng và tăng 413% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, tại số Cat. cũng ghi nhận đạt được mức tăng trưởng nhập khẩu khá như Cat.603 tăng 391,14%; Cat.604 tăng 132%; Cat.606 tăng 1395%; Cat.607 tăng 1328%. Tuy nhiên, khối lượng nhập khẩu các Cat. này của Hoa Kỳ từ Việt Nam vẫn còn khá thấp.

Tại nhóm hàng may mặc: Các mặt hàng Hoa Kỳ tăng cường nhập khẩu từ Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay là mặt hàng váy (Cat.336) tăng 9.82%; áo sơ mi (Cat.341) tăng 43,78%; áo sweater (Cat.345) tăng 27,37%; đồ lót (Cat.352/652) tăng trên 172%; áo khoác chất liệu nhân tạo (Cat.635) tăng 7%; váy chất liệu nhân tạo (Cat.636) tăng 22,3%; áo thun (639) tăng 25,82%; áo sơ mi (641) tăng 2,35%; váy (642) tăng 15,68%.

Đối với các chủng loại hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam: Nhập khẩu các mặt hàng này của Hoa Kỳ từ nước ta có giảm sút so với cùng kỳ năm ngoái, do xu hướng giảm nhập khẩu chung. Tuy nhiên, mức độ sụt giảm tại các mặt hàng này là khá thấp. Điển hình, nhập khẩu Cat.339 của Hoa Kỳ từ nước ta chỉ giảm 3,84% so với cùng kỳ, trong khi tổng nhập khẩu mặt hang này của Hoa Kỳ giảm tới 10,09%. Tiếp đến là mặt hàng quần dài (Cat.347/348) giảm lần lượt 3,33% và 5,75% so với cùng kỳ, trong khi tổng nhập khẩu hai Cat. này của Hoa Kỳ giảm 5,61% và 5,42%....

Hiện nay, Hoa Kỳ đang tăng cường nhập khẩu các Cat 334, 336, 338, 340, 351, 638, 650 của Việt Nam. Trong tháng 9, nhập khẩu các mặt hàng trên của Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng mạnh so với tháng trước. Cụ thể, nhập khẩu Cat.334 tăng 34,74% về lượng và tăng 78% về trị giá so với tháng 8; nhập khẩu Cat.338 tăng 49% về lượng và tăng 43% về trị giá so với tháng 8; nhập khẩu Cat.340 tăng 16,69% về lượng và tăng 5,72% về trị giá...

Về giá nhập khẩu: 9 tháng đầu năm nay, giá nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ từ Việt Nam giảm khá mạnh 18% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 2,46 USD/m2. Trong khi đó, giá nhập khẩu trung bình hàng dệt may của Hoa Kỳ chỉ giảm 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 1,74 USD/m2. Hiện, kinh tế Hoa Kỳ đang trên đà phục hồi nhu cầu về hàng dệt may đã tăng trở lại, đặc biệt là các mặt hàng có giá trị cao. Cùng với đó, giá hàng hoá thế giới cũng đang trở lại quỹ đạo sau khi giảm xuống mức thấp, các doanh nghiệp cần tính toán kỹ g trong khi đàm phán hợp đồng, tránh những thiệt hại về sau.

Một số mặt hàng dệt may Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam

 9 tháng đầu năm 2009
Lượng (ngàn m2)so với 9 tháng/2008 (%);Trị giá (ngàn USD)so với 9 tháng/ 2008 (%);
Tổng1614,57120,513980,672-2,36
MM1188,2493,963781,166-3,71
N-MM426,322116,61199,50632,81
3321,866-33,012,5474,15
3330,72321,64,21490,27
3348,222-14,925,9-27,46
33535,542-3,595,403-9,21
33654,1829,8270,96316,99
33831,2211,45210,42-13,65
339137,399-3,84790,078-7,03
34031,288-5,494,1-5,94
34111,94343,7840,57732,1
3428,703-3,9929,255,3
3452,08727,374,77821,38
34748,061-3,33207,046-3,9
348123,176-5,75454,134-6,99
3490,067-25,350,424,44
35041,055-2,2242,2465,61
35120,147-0,2523,528-6,42
35285,206233,0481,137153,05
35924,33-13,7543,146-12,54
6321,422-63,021,377-64,84
6331,16639,755,93737,14
63438,738-13,62167,954-16,28
63552,957,06180,399-3,11
63672,91522,3124,82913,59
63821,191-2,0984,523-8,36
63962,05325,82231,8412,56
6408,59-21,0722,926-21,07
6417,9942,3528,485-0,46
6428,95215,6834,1579,85
6430,47-13,952,383-9,77
6447,864-42,2427,559-32,21
645    
6460,6634,351,21422
64725,421-2,54122,6282,8
64837,49-1,47151,088-1,17
6490,423-2,65,579-2,98
6509,699-1,0110,485-3,42
65113,296-25,2914,539-14,44
65215,71812,0118,828,56
65991,277-6,81119,16-5,55
6668,77399,153,43244,95

(Vinanet)

  • Chủng loại và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2009
  • Phát triển thương hiệu thời trang nội địa (2): Chờ nguồn nguyên liệu tại chỗ!
  • Phát triển thương hiệu thời trang nội địa (1): Đường về trắc trở
  • Da giày Việt Nam: Khó khăn giành thị trường
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Giày dép Trung Quốc chờ phán quyết cuối cùng của EU
  • Doanh nghiệp dệt may phát triển thị trường trong nước
  • Doanh nghiệp cần biết: Một số xu hướng chính về thị trường dệt may toàn cầu 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container